HỖ TRỢ

Vài suy nghĩ về việc vuốt tượng Phật

25/08/2020

Hãy tưởng tượng hàng trăm pho tượng bằng đá trắng bị mồ hôi tay người làm đen bóng ở những chỗ ngang tầm tay với của con người (pho thì đầu gối, pho thì cánh tay, pho thì tà áo). Một hình ảnh thật là đáng buồn. Người dân ta đi chùa lễ phật mà chính trong tâm lại không biết kính Phật thì làm sao có công đức.

Xem nhanh

    Người Việt Nam có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một cầm (sờ, nắn, vuốt)…” cho nên cái gì cũng muốn phải cầm tận tay để xem mới thỏa. Với thói quen ấy, khi đi bảo tang, mặc dù đã đọc thấy dòng chữ “không chạm tay vào hiện vật” nhưng nhiều người vẫn phải tìm cách gì đó để thật gần, để chạm vào xem ra sao. Với thói quan đó, khi vào chùa, không hiểu xuất phát từ quan niệm nào, người ta lại cho rằng vuốt vào tượng Phật là một việc đem lại phúc đức, may mắn.
    Theo Hòa thượng Thích Nguyên Hương (chùa Vĩnh Nghiêm) cho biết: “Việc vuốt mình tượng Phật là tín ngưỡng xuất phát từ Trung Quốc. Người ta quan niệm nếu vuốt kim thân của đức Phật rồi vuốt vào người mình thì sẽ gặp nhiều may mắn, thế nên nhiều người vào chùa cũng làm vậy”. Theo khảo cứu của chúng tôi, có lẽ thói quen này xuất phát từ lời quảng cáo của những hướng dẫn viên du lịch khi giới thiệu về Tượng Phật ở Hàng Châu (Trung Quốc). Theo lời giới thiệu thì nếu ai chạm tay vào bụng tượng Phật ở Hàng Châu Trung Quốc thì cả đời sẽ được sung túc, không lo thiếu ăn thiếu mặc, còn nếu muốn thảnh thơi tâm trí, vui sống yên bình thì hãy nhẹ nhàng vuốt lên khóe miệng của tượng. Với quan niệm: nếu vuốt đầu Phật, rồi lại vuốt đầu mình thì sẽ có trí tuệ thông minh, sáng suốt, còn nếu vuốt bụng Phật rồi sờ lên người mình thì sẽ nhận được nhiều tài lộc nên nhiều người sau khi thắp nhang khấn vái thì “sờ đầu Phật”, “vuốt bụng Phật”.
    Tuy nhiên, đây chỉ là sự “quảng cáo” của những người tổ chức tour du lịch nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận chứ mức độ chân thật thì không hề như vậy. Bên cạnh đó, việc vuốt tượng Phật cũng không phải là tín ngưỡng mà là sự mê tín mù quáng. Mọi nghi lễ tín ngưỡng thường chỉ dừng lại ở việc dâng lễ và cầu nguyện. Một số người do tác động của những thông tin “quảng cáo” hay mong muốn có được sự thông linh với thánh, thần nên họ sờ nắm vào tượng. Số đông người khác lầm tưởng làm vậy là được phù hộ và may mắn nên cũng sờ, nắn, vuốt theo. Dần dà, đây trở thành một thói quen mà người đi đền chùa bắt buộc phải làm, họ cảm thấy mất mát, không vừa lòng khi “bỏ qua” việc vuốt tượng phật. Mùa lễ hội, thử rảo qua các chùa thì hành vi này diễn ra với cường độ ngày càng cao và mật độ ngày càng dày đặc.
    Nhiều người cho rằng sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu đến đền Quan Thánh Đế Quân mà không vuốt ve con ngựa Xích Thố của ngài vì vuốt tuấn mã sẽ giúp cho trẻ nhỏ không bị bệnh, tránh được mọi tai ương còn người lớn cũng gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
    Nhiều người lại bảo rằng, đã đến chùa Bái Đính là phải vuốt tượng La hán, như vậy mới có nhiều tài lộc, may mắn. Xui rủi thay cho những pho tượng La hán ở chùa Bái Đính, vì được đặt ở dãy hành lang, nên vị nào cũng bị người đời đi qua vuốt ve, sờ, chạm đến đen cả đầu gối, bàn tay. Một vài pho tượng La hán đã bị gãy những ngón tay mà không rõ có phải là do đá kém chất lượng hay là do bàn tay tò mò của các phật tử hiếu kỳ. Hãy tưởng tượng hàng trăm pho tượng bằng đá trắng bị mồ hôi tay người làm đen bóng ở những chỗ ngang tầm tay với của con người (pho thì đầu gối, pho thì cánh tay, pho thì tà áo). Một hình ảnh thật là đáng buồn. Người dân ta đi chùa lễ phật mà chính trong tâm lại không biết kính Phật thì làm sao có công đức.
    Cuối cùng, chúng tôi chỉ muốn mượn lời của một nhà sư khả kính để kết thúc bài viết. Hòa thượng Thích Nguyên Hương (chùa Vĩnh Nghiêm) đã nói:“Đối với hành vi vuốt tượng phật thì các sư trong nhà chùa cũng không cấm được việc này, chỉ khuyên mọi người bỏ dần vì như vậy chốn cửa Phật bát nháo hơn và lâu ngày tượng Phật sẽ bị mòn”. Hành vi này không bị nhà chùa cấm cũng không bị pháp luật cấm nhưng suy cho cùng, người đi đền chùa không nên lấy tay xoa vuốt trên hình tượng đức Phật, Bồ tát và rồi bôi xoa lên thân thể của mình bởi vì hành động này, chỉ dành riêng cho những người thiếu sự hiểu biết và mê mờ. Họ xem đức Phật như một vị thần linh có quyền năng ban phúc giáng họa, nên mới thể hiện hành động đó. Người Phật tử chân chính, hiểu rõ đạo lý nhân quả thì không bao giờ làm như vậy.
    Nguồn http://gscaongoclan.com/

     

    Có thể bạn quan tâm
    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Ngày lễ 2-9 này, nhiều người được nghỉ liên tục 4 ngày và là một trong...
    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Sapo: Ngày 31/8 vừa qua ở Bình Dương xuất hiện một đám mây lạ rất kỳ...
    Những ưu điểm của Nhang 20cm (nhang hai tấc)

    Những ưu điểm của Nhang 20cm (nhang hai tấc)

    Nhang 20cm (hay còn gọi là nhang hai tấc) đang trở thành lựa chọn phổ biến...
    Tại sao lại đặt bàn thờ ở chỗ tối, phòng khách chỗ sáng?

    Tại sao lại đặt bàn thờ ở chỗ tối, phòng khách chỗ sáng?

    Người Việt từ xưa đã có câu: ”Phòng khách sáng thì sang, phòng thờ quang thì...
    Lòng hiếu thảo được khơi nguồn từ đâu?

    Lòng hiếu thảo được khơi nguồn từ đâu?

    Nhiều người cho rằng duy trì một truyền thống và cách nuôi dạy con theo lỗi...
    Nên cúng cô hồn vào ngày 14, 15 hay 16 tháng 7 âm lịch?

    Nên cúng cô hồn vào ngày 14, 15 hay 16 tháng 7 âm lịch?

    Dù cùng chung một mục đích là cầu siêu cho các linh hồn cô quạnh, thời...