HỖ TRỢ

Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu thông điệp "từ bi" trong sinh nhật 83 tuổi

25/08/2020

Xem nhanh

    Khi được thỉnh cầu phát biểu vài lời, Ngài bước đến trước khán đài, nơi mà Ngài nói rằng Ngài có thể nhìn thấy được khuôn mặt của những người mà Ngài đang nói chuyện với họ.

    “Nhờ lễ kỷ niệm sinh nhật này của tôi mà chúng ta được ở đây với Ganden Trisur Rinpoche, người mà tôi đã được thọ nhận những giáo lý quan trọng. Chúng ta cũng có Drikung Chetsang Rinpoche, những Lạt ma và các học giả nổi tiếng khác và một tập hợp lớn các thành viên của công chúng. Hôm tôi vừa đến Leh, bầu trời u ám và tôi tự hỏi hôm nay trời có mưa hay không, nhưng thay vào đó thì mặt trời lại rực sáng. Tôi đã nhận được nhiều thông điệp thiện lành ngày hôm nay và tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã gửi những bức thông điệp ấy."

    “Khi Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Ladakh thông báo rằng họ đang làm việc để áp dụng những lời khuyên của tôi về việc học tập và thực hành trở nên có hiệu lực; tôi thực sự cảm thấy rất hài lòng. Chúng ta cầu nguyện vì lợi ích của tất cả chúng sinh; và khi chúng ta nhìn vào bầu trời đêm, chúng ta có thể thấy vô số các hành tinh và các ngôi sao trong dãy thiên hà vô hạn - nơi có vô số chúng sinh như thế. Thế giới này chỉ là một phần của vũ trụ; và trên trái đất này có nhiều loài chim chóc, động vật và côn trùng, nhưng chúng ta không thể làm được gì cho chúng. Những chúng sinh mà chúng ta có thể giúp đỡ được là những con người có thể chất, có tâm hồn và tình cảm như chúng ta. Vì vậy, mục tiêu của tôi là cố gắng mang lại cho họ sự bình an và hạnh phúc."

    “Nếu bạn liên tục tức giận, bạn sẽ không vui vẻ và sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng; nhưng nếu bạn từ bi với người khác, bạn sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh."

    “Tôi cũng quan tâm đến việc thúc đẩy sự hòa hợp giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau của chúng ta, truyền đạt thông điệp chung về lòng khoan dung, tình yêu thương và tâm từ bi. Quan điểm triết học khác nhau của các tôn giáo là tất cả những phương tiện để thúc đẩy những đức tính này. Ở đây, sự hài hòa giữa các tôn giáo của Ladakh đang chiếm ưu thế - hãy giữ gìn và nâng niu nó; và bất cứ nơi nào bạn có thể - thì nên khuyến khích người khác cũng làm việc để giữ gìn nó nữa! Đây là điều mà chúng ta có thể làm theo cách riêng của mình."

    “Cam kết thứ ba của tôi là người Tây Tạng. Người dân Tây Tạng đề cập đến tên của tôi trên hơi thở sắp chết của họ, vì vậy, rõ ràng, phần lớn trong số họ đặt niềm tin của họ vào nơi tôi. Sự nghiệp của người Tây Tạng là một sự nghiệp chính nghĩa và xứng đáng. Cũng như trách nhiệm đối với người dân của Xứ Tuyết, tôi cảm thấy có bổn phận phải làm việc để bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của Tây Tạng."

    "Giữ gìn tôn giáo và văn hóa Tây Tạng được sống còn là một điều gì đó dựa trên đôi vai của người dân Tây Tạng và người dân vùng Hy Mã Lạp Sơn. Bậc thầy vĩ đại Ấn Độ - Ngài Thế Thân - đã khuyên rằng, những giáo lý của Đức Phật có thể được phân loại thành kinh điển và kinh nghiệm. Để giữ cho chúng được sống động, chúng ta cần cả hai để nghiên cứu và phát triển trải nghiệm về chúng. Điều này có nghĩa là đọc Kinh điển và áp dụng những gì chúng ta đã học được, bằng cách thực hiện ba sự rèn luyện của Tam Vô Lậu Học về Giới - Định - Tuệ; hay nói cách khác là học tập và thực hành."

    “Lochen Rinpoche đã nói với tôi về những nỗ lực đang được thực hiện để đưa lời khuyên này có hiệu lực bằng cách chuyển hoá các ngôi đền chùa và tu viện trên khắp Vùng Hy Mã Lạp Sơn thành các trung tâm học tập. Thời gian trôi qua không ngừng. Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể định hình được tương lai. Đây là lý do tại sao những học sinh ở đây thực sự là một nguồn hy vọng."



    “Quý vị - những người dân Ladakh có xu hướng nói “Chag-tsal - con xin kính lễ” … trước một đống Kinh sách, nhưng không học tập, đọc ngẫm và nghiên cứu nội dung của chúng, thì những lời “kính lễ…” này sẽ không mang nhiều trọng lượng.”



    Quay sang những người bạn Hồi giáo của mình, Ngài nói rằng Ngài biết họ đã rất coi trọng những giáo lý tôn giáo của họ đối với Thánh Allah, nhưng họ cũng có thể tìm thấy được sự lợi ích từ việc làm quen với logic và lý luận của truyền thống Nalanda.


    Ngài kết thúc “Đó là tất cả! Quý vị đã đói chưa?”

    Các thành viên của đám đông đang xếp hàng bên đường với hy vọng có được một cái nhìn thoáng qua về Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài trở về nơi cư trú của mình vào lúc kết thúc lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 83 của Ngài ở Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 6 tháng 7, 2018.

     

    Có thể bạn quan tâm
    5 đại kỵ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

    5 đại kỵ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

    Bày mâm ngũ quả ngày Tết nhớ tránh 5 đại kỵ sau để không gặp xui xẻo trong năm mới,...
    MƯỢN PHẬT MỘT LÀN HƯƠNG, TĨNH TÂM TRỪ PHIỀN NÃO

    MƯỢN PHẬT MỘT LÀN HƯƠNG, TĨNH TÂM TRỪ PHIỀN NÃO

    Mùi hương thơm nồng đã lay động linh tính của tâm trí, để điều hòa hơi thở, thông...
    Lễ Vu Lan báo hiếu – ngày lễ mang tính nhân văn

    Lễ Vu Lan báo hiếu – ngày lễ mang tính nhân văn

    Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình...
    Đại lễ Phật đản 2020 có nhiều điểm mới

    Đại lễ Phật đản 2020 có nhiều điểm mới

    Đại lễ Phật đản PL.2564 diễn ra lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên Giáo hội...
    Nguyên tắc cơ bản để phân biệt loại hương tốt

    Nguyên tắc cơ bản để phân biệt loại hương tốt

    Ý nghĩa của hương trong Phật giáo Trung Quốc, có thể đề cập đến từ hai cấp độ là tu...
    Nghi thức tắm Phật

    Nghi thức tắm Phật

    Nguồn gốc của lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện đản sanh của Thái tử Tất-đạt-đa tại vườn Lâm-tỳ-ni.