HỖ TRỢ

Mách bạn những cách nhận biết gỗ trầm hương quý cực đơn giản

23/04/2022

Trầm hương và kỳ nam đều có chung nguồn gốc hình thành. Tuy nhiên giá trị của hai loại gỗ này hoàn toàn khác biệt.

 
 

Xem nhanh

    Trầm hương và kỳ nam đều có chung nguồn gốc hình thành. Tuy nhiên giá trị của hai loại gỗ này hoàn toàn cách biệt, và không phải ai cũng phân biệt rành mạch được chúng. Dưới đây là những cách nhận biết trầm hương và kỳ nam đơn giản và nhanh chóng nhất.

     

    Trầm hương tự nhiên (trái) và bạch kỳ nam (phải)

    Trầm hương (bên trái) và kỳ nam (bên phải)

    Cách nhận biết cây trầm hương

    Cây trầm hương hay còn có tên gọi khác là cây Dó bầu, cây Dó trầm, tên khoa học là Aquilaria Agallocha Roxb. Loại cây này phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và đảo New Guinea. Tại Việt Nam, cây Dó bầu thường xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung, dọc theo dãy Trường Sơn từ các tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận.

     

    Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp đã khiến Việt Nam trở thành một trong những khu vực có chất lượng trầm hương tốt nhất trên thế giới. Đặc biệt, tại các tỉnh thành như Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam… nghề phu trầm đã từng làm “mưa làm gió” khiến người dân đổ xô nhau lên rừng kiếm trầm với khát vọng đổi đời. 

    Cách nhận biết trầm hương và kỳ nam

    Trầm hương là gì?

    Trầm hương thực chất là phần gỗ thơm, hình thành do quá trình cây Dó bầu tự bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân từ tự nhiên và con người như thiên tai, đục khoét, chặt phá… Vết thương của cây Dó sẽ được lấp đầy bởi một loại nhựa thơm lâu dần hình thành nên trầm hương.

     

    Dựa vào phẩm chất và lượng dầu có trong tụ trầm hương được phân làm 6 loại. 

    • Loại 1: Là trầm hương có chất lượng tốt nhất, còn được gọi là “dzách lầu” (hàng xịn). Loại trầm này có màu sáp trắng, chứa rất nhiều dầu, chìm trong nước nên có giá rất đắt.
    • Loại 2: Có màu xanh cổ vịt, chứa nhiều dầu nhưng không chìm trong nước
    • Loại 3: Có màu sáp xanh, chứa lượng dầu trung bình
    • Loại 4: Có màu sáp vàng, cho lượng dầu ít
    • Loại 5: Thường là màu vằn lông hổ, lượng dầu ít hơn loại 4
    • Loại 6: Là loại trầm có màu vàng đốm dầu (còn gọi là hàng xô) chứa cực kỳ ít dầu, có giá trị thấp nhất.

    Ngoài ra, dựa vào hình dáng, màu sắc, mùi vị mà trầm hương còn có nhiều tên gọi khác nhau, có thể kể đến như: trầm kiến xanh, trầm mắt tử, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm rục…

    Kỳ nam là gì?

    Kỳ nam có quá trình hình thành giống với trầm hương. Tuy vậy, để tạo ra kỳ nam vô cùng khó và hiếm. Thực tế, tỉ lệ kỳ nam xuất hiện trên thân cây Dó cũng cực kỳ thấp nên giá trị của kỳ nam cũng theo đó mà cao hơn nhiều so với trầm. 

     

    Đánh giá về kỳ nam của Theo Giáo sư Đinh Xuân Bá - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trầm hương Việt Nam

    Đánh giá về kỳ nam của Giáo sư Đinh Xuân Bá - chuyên gia hàng đầu

    trong lĩnh vực trầm hương Việt Nam

     

    Ngày nay, trầm hương có thể sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy nhân tạo, riêng kỳ nam là sản vật linh thiêng, quý giá của núi rừng tự nhiên mà chỉ xuất hiện ở một số vùng nhất định như: Khánh Hòa, Quảng Nam, Ninh Thuận…

     

    Phân loại kỳ nam gồm 4 loại:

    • Kỳ bạch: Đây là loại kỳ nam cực hiếm và có quý giá nhất. Tinh dầu tích tụ khắp các thớ gỗ kỳ nam tạo thành khối màu xám, sáng bóng nhờ hàm lượng dầu cao.
    • Kỳ thanh: Mang màu đen nhánh và ánh xanh lục đặc trưng, kỳ thanh có mùi thơm dễ nhận biết so với các loại kỳ nam khác.
    • Kỳ huỳnh: Là loại kỳ màu vàng sẫm giống như tên gọi.
    • Kỳ hắc: Là loại kỳ màu đen bóng tựa như hắc ín, mềm và dẻo nhất trong các loại kỳ.

    Cách nhận biết gỗ trầm hương và kỳ nam

    Trong cuốn sách viết về trầm hương của Nhà Thực vật học Võ Văn Chi có chỉ ra rằng trầm và kỳ đều được hình thành từ phần lõi của cây Dó bầu. Tuy vậy giá của kỳ nam lại đắt hơn trầm hương từ 10-20 lần. 

     

    Đặc điểm chung của hai loại này đều là gỗ quý, mùi thơm đặc trưng, mang ý nghĩa to lớn trong phong thủy và tâm linh. 

     

    Màu sắc và vân gỗ

    • Trầm hương: Vân gỗ (vân dầu) trầm hương thường có màu nâu đen hoặc nâu sẫm  vì chứa tinh dầu trầm.
    • Kỳ nam: Vân dầu kỳ nam mang màu đen và đậm rất rõ rệt, hình dáng đường vân tùy vào sự phân hóa và biến đổi của các phân tử trong thành phần gỗ. Tinh dầu phân bố theo các thớ gỗ tạo thành màu xám, sáng bóng nhờ phần dầu này. Đây cũng là nguyên nhân giúp kỳ nam xốp và mềm hơn so với trầm hương.

    Mùi thơm

    • Trầm hương: trầm hương nguyên chất sẽ tạo khói màu trắng bay thẳng thành tụ. Hương trầm thơm, tuổi trầm càng cao thì mùi thơm càng đậm mà lâu. 
    • Kỳ nam: khi đốt, kỳ nam cho khói màu xanh, bay cao, thẳng thành tụ và lâu tan trong không khí. Mùi thơm của kỳ nam ngào ngạt, dù được bọc kỹ vẫn rất dễ nhận biết. 

    Mùi vị

    • Trầm hương: Mùi vị đặc trưng của trầm là vị đắng sau cùng là ngọt hậu. Những loại trầm chất lượng cũng chứa đủ ngũ vị là chua, cay, mặn, ngọt nhưng khi nếm thì chỉ cho cảm giác ê buốt nhẹ, khác hẳn với kỳ nam. 
    • Kỳ nam: Khi nếm kỳ nam, ban đầu sẽ cảm thấy vị đắng sau đó lần lượt là chua, cay. Thậm chí, kỳ nam còn khiến đầu lưỡi tê buốt trong một khoảng thời gian dài. Đặc biệt, chất dầu của kỳ nam khá dẻo nên lúc cắn có thể dính vào trong răng.

    Độ nặng (độ chìm)

    • Trầm hương: Gỗ trầm phẩm chất cao, chứa nhiều dầu sẽ chìm trong nước. Ngược lại, các loại trầm với phẩm chất kém hơn thường cứng, nghèo tinh dầu nên nổi nên mặt nước.
    • Kỳ nam: Đa phần kỳ nam chứa hàm lượng tinh dầu cao nên sẽ chìm ở trong nước.

    Những tác dụng của kỳ nam trong cuộc sống

    Trong phong thủy 

    Kỳ nam được ưa chuộng vì giá trị cao trong phong thủy. Nhiều người mê kỳ đến mức bỏ ra hàng chục hàng trăm tỷ đồng chỉ để sở hữu những món đồ phong thủy làm từ kỳ. Nhiều bức tượng, vòng tay đắt đỏ được làm từ kỳ (nhất là kỳ bạch) luôn được “săn đón” như một món hàng hiếm. Bởi lẽ người ta tin rằng trầm hương nói chung và kỳ nam nói riêng ẩn chứa một nguồn năng lượng dương tích cực, mang lại may mắn và tài cát cho gia chủ. Trưng bày các vật phong thủy từ trầm kỳ còn giúp chiêu tài, hút khách đối với các hộ kinh doanh, các thương nhân khét tiếng.

     

    Trong sức khỏe, y học

    Nhiều nghiên cứu từ Đông y đến Tây y đều chỉ ra rằng trầm hương là vị thuốc có tính ấm, vị ngọt cay, điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, ho đờm. Bên cạnh đó, y dược hiện đại, trầm hương còn là thành phần của các loại kháng sinh nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt.

     

    Trong đời sống tinh thần

    Các chế phẩm từ trầm kỳ như tinh dầu, nước hoa được dùng để làm thơm và giữ ấm cơ thể cũng như phòng ngừa các bệnh vặt như cảm mạo, ho gió…

     

    Xông tinh dầu, thưởng hương từ kỳ nam cũng là thú vui tao nhã của rất nhiều người trót mê trầm kỳ. Cảm nhận hương thơm từ kỳ không những giúp giải tỏa căng thẳng, tịnh tâm mà còn có tác dụng khơi gợi sự lạc quan, an nhiên tận sâu trong tâm hồn.

     

    Người Trung Quốc từng đánh giá hương thơm của bạch kỳ là cực phẩm trong hương thơm kỳ nam nói chung. “Bạch kỳ nam nguyên khối có hương thơm nồng đượm, cắt lát bỏ vào lư hương, hương thơm sẽ bùng nổ rất mạnh rồi chuyển dần thành năm tầng hương riêng biệt từ sảng khoái, hương mật ong, hương sữa, hương hoa và hương trái cây.”

     

    Đốt-trầm-hương

    Xông mảnh trầm thô là cách thư giãn tinh thần, thanh trừ không khí được ưa chuộng

    Lời kết

    Mỗi mảnh trầm hương hay kỳ nam đều là thành quả khổ lao của cây Dó trong tự nhiên trước những tác nhân gây hại. Do đó, chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về giá trị của hai loại gỗ thơm này để sử dụng với mục đích đúng đắn trong đời sống.

     

    Qua những chia sẻ về cách nhận biết trầm hương và kỳ nam đơn giản, Nhang Xanh hy vọng quý khách đã có thêm nhiều kinh nghiệm để bỏ túi những sản phẩm trầm kỳ chất lượng. Trước những giá trị to lớn của trầm kỳ, nhiều người đã tìm cách trà trộn sản phẩm giả nhằm qua mắt người mua trên thị trường. Lưu ý, khi tìm mua trầm kỳ chất lượng, quý khách hàng nên cân nhắc đến những thương hiệu uy tín để có trải nghiệm mua hàng tốt nhất.

    Tags: tintuc

    Có thể bạn quan tâm
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Sapo: Ngày 31/8 vừa qua ở Bình Dương xuất hiện một đám mây lạ rất kỳ...
    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Ngày lễ 2-9 này, nhiều người được nghỉ liên tục 4 ngày và là một trong...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...