HỖ TRỢ

Văn khấn ngày rằm tháng 4 âm lịch theo truyền thống Việt Nam

22/05/2024

Văn khấn ngày rằm (15 âm lịch) - Lễ Phật đản là nghi lễ truyền thống không chỉ cầu nguyện cho bản thân và gia đình, mà còn mong muốn sự an lành, thịnh vượng cho cuộc sống.

Xem nhanh

    Bài văn khấn cúng gia tiên ngày Rằm (15) tháng 4 năm 2024:

     

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

     

    Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần.

    Con kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng, ngài bản xứ Thổ Địa, ngài bản gia Táo Quân cùng chư vị tôn thần.

    Con kính lạy tổ tiên, hiển khảo, hiển tỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng tổ khảo, tổ tỷ).

     

    Tín chủ (chúng) con là….......... ngụ tại…..............

    Hôm nay là ngày rằm (15) tháng 4 năm Giáp Thìn 2024.

     

    Tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

     

    Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ Địa, ngài bản gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ…. cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

     

    Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

     

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

     

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

     

    Bài văn khấn cúng thần linh và thổ công ngày Rằm (15) tháng 4 năm 2024:

     

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

     

    Con xin kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con xin kính lạy các ngài hoàng thiên, hậu thổ, chư vị tôn thần. Con xin kính lạy Đông Thần quân. Con xin kính lạy bản gia thổ địa long mạch. Con xin kính lạy các ngài Ngũ thổ, Ngũ phương, Phúc đức Tôn thần. Con kính lạy các vị tiền hậu, địa chủ, tài thần. Con xin kính lạy các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

     

    Tín chủ (chúng) con là….......... ngụ tại…..............

    Hôm nay là ngày rằm (15) tháng 4 năm Giáp Thìn 2024.

     

    Gia chủ con thành tâm sửa biện hương hoa, kim ngân, trà, quả, đốt nén nhang thơm dâng lên trước án. Chúng con xin thành tâm kính mời các vị Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, Bản gia Thổ địa, Long mạch Tôn thần, các ngài Ngũ thổ, Ngũ phương, Đông trù Tư mệnh, Táo phủ Thần quân, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần đang cai quản trong khu vực này.

     

    Con cúi xin các ngài nghe thấu lời mời thương xót thương gia chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù độ hộ trì gia chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông, người người được bình an, tài lộc tăng tiến, sở nguyện tòng tâm, sở cầu tất ứng, tâm đạo mở mang.

     

    Chúng con lễ bạc thành tâm, dâng lên trước án, cúi xin được phù hộ độ trì.

     

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

     

    Mâm cúng ngày Rằm cần chuẩn bị những gì?

     

    Ngày xưa, mâm cúng Rằm thường rất cầu kỳ, phải có cả đồ chay đồ mặn. Tuy nhiên, do cuộc sống hiện đại rất bận rộn và xu hướng ăn chay thanh tịnh ở nhiều nơi, các gia đình không có thời gian chuẩn bị những mâm cúng cầu kỳ nên đồ cúng rằm đã được giản lược đi khá nhiều.

     

    Danh sách đồ lễ cúng thông thường bao gồm: Nhang (hương), hoa, trà, quả... Có thể chuẩn bị thêm bánh chưng, xôi hoặc một bát cơm hoặc mâm cơm chay, bánh kẹo, sữa tươi, các loại nước trắng, nước ngọt (không bia, rượu).
     
    Lưu ý quan trọng là người xưa thường nói "dâng hương kính lễ" mục đích đích là để nói đến lòng thành kính của chúng ta quan trọng hơn nhiều qua lễ vật. Vậy nên thắp nhang (hương) và sống an lành chính là cách làm cho buổi khấn của chúng ta trở nên thành tâm nhất.

     

    Có thể bạn quan tâm
    Những điều thú vị về Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Á Đông

    Những điều thú vị về Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Á Đông

    Tết Đoan Ngọlà một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và đặc sắc nhất...
    Tại sao lại thắp trầm nụ thay vì nhang trầm hương?

    Tại sao lại thắp trầm nụ thay vì nhang trầm hương?

    Cả hai sản phẩm này đều tạo ra mùi hương tương tự nhau, thế nhưng tại sao ở...
    Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

    Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

    Hướng dẫn dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm tranh hao tài tổn lộc.
    Những hiểu nhầm về ngày Thần Tài mùng 10 âm lịch

    Những hiểu nhầm về ngày Thần Tài mùng 10 âm lịch

    Vậy tại sao tục thờ Thần Tài ở Việt Nam lại diễn ra vào ngày mùng 10 hàng...
    NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG GIỮA THẦY MINH TUỆ VÀ FORREST GUMP

    NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG GIỮA THẦY MINH TUỆ VÀ FORREST GUMP

    Chủ đề này mới dấy lên trong thời gian gần đây nhưng cũng đã nhận được...