HỖ TRỢ

Văn khấn Tết Đoan Ngọ cổ truyền của Việt Nam

25/08/2020

Tết Đoan Ngọ của Việt Nam gắn liền với nhiều món ăn dùng để giết sâu bọ đã trở thành truyền thống của mọi gia đình. Ngày này cũng là dịp sum họp gia đình, ngày mà con cháu khắp nơi về quây quần bên nhau ăn những thứ quà bánh truyền thống đặc trưng... tận hưởng ngày Tết của bao đời, ăn những món ngon bà và mẹ vẫn thường làm vào mỗi dịp mùng 5/5 âm lịch.

Xem nhanh

    Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ Việt Nam

    Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Vì vậy, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

    Truyền thuyết của Việt Nam kể rằng, vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

    Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

    Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

    Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.

    Ý nghĩa Tết Đoan ngọ Việt Nam

    Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

    Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

     

    Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

    Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

    Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

    Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...

     

    Những kiêng kỵ trong Tết Đoan ngọ Việt Nam

    Tết Đoan Ngọ là thời điểm trời đất giao hòa, dễ gây tổn thuơng nguyên khí, mọi người có thể tham khảo những mẹo phong thủy sau tránh tà khí.
    - Dùng chỉ ngũ sắc xanh đỏ trắng đen vàng tết thành dây ngũ sắc để đeo cho trẻ con hoặc treo trên giuờng, nôi của trẻ nhỏ để tránh tà tránh họa.
    - Nên ăn các loại thực phẩm đủ ngũ sắc để trừ độc, chế sát.
    - Nhà ai đang có người ốm trong ngày nên phóng sinh sẽ có hiệu quả cao hơn ngày thường rất nhiều.
    - Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, nơi tổ chức tang lễ, không dừng chân ở những nơi âm u, vì những nơi này Âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.
    - Nếu vận thế đang không thuận, sức khỏe không tốt, dịp Tết Đoan ngọ có thể dùng thêm cành đào hoặc gỗ đào để trừ ách.
    - Tết mùng 5/5 cũng là thời điểm Dương khí quá vượng, nên uống nuớc trà hoặc các thức uống mát để tốt cho sức khỏe.
    - Khi ra ngoài nên chú ý giữ tiền của và bảo quản đồ cẩn thận. Tiền không nên để trong túi quần áo mà nên để trong ví, cẩn thận đừng để mất tiền nếu không sẽ dẫn đến " lậu tài" mà làm tổn hại tài vận của mình
    - Khi ra ngoài không nên nhặt những đồ không rõ nguồn gốc mang về nhà vì rất dễ rước họa về nhà.
    - Giầy dép buổi tối không đi đến nên đặt mũi quay ra ngoài, tránh quay vào trong.
    - Buổi tối sau 11h đêm không nên soi gương bởi lúc này Dương khí đang yếu nhất, Âm khí lại nặng nhất, guơng lại là Âm khí sẽ không tốt.
    - Treo lá ngải và xương bồ trước cửa nhà để tránh bọ độc và tà khí.

    Văn khấn Tết Đoan Ngọ cổ truyền Việt Nam

    Trong quan niệm cổ truyền, dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

    Ngày này, người dân thường chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm. Tuy nhiên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ.

    Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam:

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
    - Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
    - Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
    - Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
    Tín chủ chúng con là:…………
    Ngụ tại:…………………………..
    Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
    Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
    Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
    Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    Trên đây là những thông tin có thể sẽ hữu ích cho các bạn, để các bạn có thể hiểu hơn về ngày Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 âm lịch. Mong rằng các bạn sẽ có những ngày Tết giữa năm thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình và người thân.

    Tham khảo các sản phẩm nhang sạch tại nhangxanh.com nhé.

    Tổng hợp
    Nguồn ảnh Internet

     

    Có thể bạn quan tâm
    Văn khấn giải hạn Tam tai

    Văn khấn giải hạn Tam tai

    Sắm sửa, chuẩn bị lễ vật cúng giải hạn Tam tai đã trở thành một tập tục lâu đời của...
    Tổng hợp văn khấn Tất niên ngày 30 Tết

    Tổng hợp văn khấn Tất niên ngày 30 Tết

    Tổng hợp các bài văn khấn Tất Niên đầy đủ. 
    Tổng hợp văn khấn rằm tháng giêng đầy đủ nhất

    Tổng hợp văn khấn rằm tháng giêng đầy đủ nhất

    Tổng hợp những bài văn khấn Rằm tháng giêng đầy đủ, chính xác nhất, chuẩn theo "Văn khấn cổ truyền...
    Văn khấn ngày vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

    Văn khấn ngày vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

    Văn khấn thần tài mùng 10 tháng Giêng đầy đủ, chính xác nhất, cầu mong một năm mới làm ăn...
    Tổng hợp bài văn khấn cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất

    Tổng hợp bài văn khấn cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất

    Rằm tháng Bảy (Lễ Vu Lan) và Rằm tháng Tư (Lễ Phật Đản) là đại lễ, gia chủ cần chuẩn...
    Văn khấn cúng giỗ gia tiên, ông bà, cha mẹ, chồng con

    Văn khấn cúng giỗ gia tiên, ông bà, cha mẹ, chồng con

    Phong tục cổ truyền của người Việt luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ tiên. Cùng Nhang Xanh tìm hiểu...