HỖ TRỢ

Cách sắm lễ và bài khấn tạ mộ cuối năm

25/08/2020

Lễ tạ mộ là một việc làm tín ngưỡng tâm linh rất được người Việt coi trọng. Xin giới thiệu bạn đọc quan tâm tham khảo cách sắm lễ và bài văn khấn tạ mộ cuối năm. Việc tạ mộ cuối năm thể hiện tinh thần hiếu thảo, biết nhớ tới Tổ tiên của người Việt. Tuy nhiên, cách sắm lễ và bài văn khấn tạ mộ cuối năm đầy đủ thì không nhiều người biết. Mời bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về văn khấn tạ mộ trong nội dung sau cùng Nhang Xanh.

tìm hiểu rõ hơn về văn bản tạ mộ trong nội dung sau cùng Nhang Xanh.

Xem nhanh

    Trong văn hóa truyền thống của người Việt, đầu năm các gia đình thường đi tảo mộ, cuối năm đi tạ mộ. Lễ tạ mộ thường được kết hợp cùng lễ mời ông bà Tổ tiên về ăn Tết, chứng giám cho tấm lòng thơm thảo của con cháu. Sắm lễ tạ mộ thường có một số hương hoa, đồ cúng cơ bản. Tuy nhiên, tất cả những thứ lễ này là có tính chất tương đối, tùy hoàn cảnh và nền nếp gia đình của gia chủ mà gia giảm cho phù hợp.

     

    Bài văn khấn tạ mộ cuối năm để chuẩn bị mời ông bà về ăn Tết năm mới Kỷ Hợi  2019 - Tạp chí Đời Sống & Pháp Luật

    Những đồ chuẩn bị để ra cúng tại phần mộ:


    - Hương thơm

    - Hoa tươi ( hoa hồng đỏ) 10 bông

    - Trầu 3 lá,

    - Cau 3 quả cành dài đẹp

    - Trái cây 1 mâm to

    - Xôi trắng 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con (Thường chọn giò hoặc là trống thiến)

    - Rượu trắng 0,5 lít + Chén đựng rượu 5 cái10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè ( 1 lạng/gói)

    -2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ

    Phần mã:


    1 cây vàng hoa đỏ


    5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)

    Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau : 1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền1 đĩa có 1 đinh xu tiền

    Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá…..

    Chú ý : Tùy theo mộ phần to nhỏ mà bày biện cho nghiêm ngắn. Đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi. Trong đó lưu ý phần mã là trình bày ở nơi thờ thần linh Thổ địa.

    Bài văn khấn tạ mộ phần

    NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT!

    Con kính lạy:

    - Quan đương xứ thổ địa chính thần

    - Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,

    - Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ

    - Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.

    Con kính lạy vong linh ..........

    Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết ….. Chúng con là:...............

    Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần. Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở nơi này.

    Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.

    Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.

    Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức. Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.

    Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong) Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

    Cẩn cáo.


    *Bài viết có tính chất tham khảo cho những người quan tâm

    Nguồn: tintucvietnam.vn/

    Có thể bạn quan tâm
    GIAN NAN

    GIAN NAN "NGẬM NGÃI" TÌM TRẦM

    “Phu trầm” có lẽ là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua. Bởi, nó...
    Ý nghĩa số lần vái lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt

    Ý nghĩa số lần vái lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt

    Trong cuộc sống hàng ngày, dù đứng trước bàn thờ nhiều lần nhưng vẫn có không ít người không phân...
    Nhang trầm – Nét đẹp của văn hoá tâm linh người Việt

    Nhang trầm – Nét đẹp của văn hoá tâm linh người Việt

    Thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hoá truyền thống không thể thiếu...