HỖ TRỢ

Cách sắp đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

18/09/2020

Xem nhanh

    Cách sắp đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa như sau:

    Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm Bài vị đề chữ “Thần Tài – Thổ Địa”. Hai bên, bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, bên phải là Thổ Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định.

     

    Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo cố định bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền.

     

     

    Theo nguyên lý "Đông Bình - Tây Quả", nên đặt lọ hoa bên tay phải, dĩa trái cây bên tay trái (nhìn từ ngoài vào).

    Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp ngũ quả (năm loại trái cây). Sau đó xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương và cũng là tượng trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Ông Cóc (Con Cóc ba chân ngậm vàng) để bên trái (từ ngoài nhìn vào), sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào. Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và đặt những bông hoa trải trên mặt nước (cái này làm Minh Đường Tụ Thủy - một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.


    Các thủ tục LẬP BÀN THỜ THẦN TÀI đúng cách thu hút TÀI LỘC cho văn phòng

     

    Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa


    Một số người trong miền Nam, khi cúng Thần Tài - Thổ Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có năm củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi. Họ cho rằng: Ông Địa thích tỏi lắm nên ta đặt trước mặt Thổ Địa là đúng cách, cho Ông Địa có phương tiện để bài trừ "các thế lực ám muội”. Người cõi âm cũng có người tốt kẻ xấu, giống như người trên trần gian. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi cho rằng, họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải. Tỏi có tác dụng tránh được điều đó (Những người luyện Bùa Ngải thường kiêng ăn ngũ vị là: Hành, Hẹ, Tỏi, nén, Kiệu).

     

    Trên nóc bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa, người ta thường đặt tượng của Phật Di Lặc hay các câu chú tự nhằm mục đích là để có sự quản lý, không cho các vị Thần làm điều sai trái.

    Nguồn Sách Tìm Hiểu Văn Hóa Tâm Linh Của Người Việt – GS. TS Cao Ngọc Lân – NCS Cao Vũ Minh

    Nguồn ảnh Internet

     

     

     

    Có thể bạn quan tâm
    Nên rút chân nhang thần tài vào ngày nào chuẩn nhất?

    Nên rút chân nhang thần tài vào ngày nào chuẩn nhất?

    Rất nhiều gia đình vẫn chưa biết, việc rút chân nhang Thần Tài cần phải lựa...
    Có nên tùy tiện rút chân nhang?

    Có nên tùy tiện rút chân nhang?

    Có rất nhiều quan niệm đúng sai trong việc nên hay không nên rút tỉa chân...
    Lập nghiệp cùng Nhang Xanh - Thương hiệu nhang sạch số một Việt Nam

    Lập nghiệp cùng Nhang Xanh - Thương hiệu nhang sạch số một Việt Nam

    Với mục tiêu thay thế nhang hóa chất độc hại bằng mang những sản phẩm tự...
    Những lựa chọn nhang sạch cho gia đình

    Những lựa chọn nhang sạch cho gia đình

    Thờ cúng là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, thể...
    Cúng thần tài thắp nhang gì?

    Cúng thần tài thắp nhang gì?

    Đối với nhiều người, chọn dòng nhang sạch phù hợp cho giá trị của bản thân...
    Hoành phi, câu đối và liễn thờ có gì khác biệt?

    Hoành phi, câu đối và liễn thờ có gì khác biệt?

    Từ xưa các cụ ta đã có câu: “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ gỗ”....