HỖ TRỢ

Khói hương tẩm hóa chất có ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe con người?

25/08/2020

Xem nhanh

    Từ xa xưa Nhang là một trong những sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt và nó thường được người dân sử dụng trong các dịp Tết hoặc sử dụng để xông nhà. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây đã có rất nhiều thương gia vì lợi nhuận mà bất chấp cả sức khỏe của người tiêu dùng.

     

    Những tác hại của khói nhang - Sức khỏe

    Sử dụng những loại hóa chất động hại để sản xuất nhang tạo mùi thơm và độ cong cho cấy nhang khi cháy. Chính vì thế mà khói hương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng.

    Việc thắp hương trong những dịp lễ, tết, hiếu, hỷ hay những ngày tuần (ngày rằm, ngày mùng 1 hàng tháng) là tập quán xa xưa của người dân Việt Nam. Người ta quan niệm, việc thắp hương tỏ lòng thành kính ông bà, tổ tiên và những bậc thần linh. Qua mùi thơm và những vòng khói của nén hương, con người gửi gắm những thông điệp của trần gian đối với đất trời, tổ tiên, ông bà của mình, nó cũng làm gia đình ấm áp, lòng người được thanh thản hơn.

     



    Nhiều người cho rằng, nén hương khi thắp phải có mùi thơm ngào ngạt, khi đã cháy hết, tàn hương phải uốn cong và không bị rụng xuống (đậu tàn), vậy mới là “đẹp”, là có nhiều “lộc”. Tuy mong muốn như vậy, nhưng ít người quan tâm, để có được mùi thơm và khả năng đậu tàn của những nén hương, người làm ra chúng đã phải sử dụng những nguyên liệu gì để có được một bó hương như vậy!

    Tìm hiểu vấn đề này, phóng viên có mặt tại chợ Đồng Xuân, một trong những khu chợ đầu mối lớn nhất của thành phố Hà Nội. Chị Lê Thị T, chủ một sạp hàng tại đây cho biết: Do không sản xuất trực tiếp nên chị không biết họ làm thế nào, nhưng người đổ buôn cho cửa hàng cho biết loại hương đậu tàn là loại hương được sản xuất bằng cật tre, nên khi cháy hết nó cong và có tàn đẹp.

     

    Tuy nhiên chị T cho rằng: “chắc họ nói vậy thôi, chứ lấy đâu ra lắm cật tre như thế, hơn nữa họ đổ buôn cho khắp chợ, giá thành lại rẻ thì lấy đâu ra cật tre”. Nói về về mùi thơm của những nén hương, chị T giải thích cho chúng tôi: “Có nhiều mùi thơm khác nhau lắm, em thích mùi nào cũng có, nếu không có sẵn ở đây, chỉ cần yêu cầu, một vài ngày là có ngay. Chất tạo mùi cả thôi em ạ”.

    Khá may mắn cho chúng tôi, trong quá trình tìm hiểu tại khu chợ này, chúng tôi gặp được anh Nguyễn Văn H, sống tại làng Cao Thôn - xã Bảo Khê, tỉnh Hưng Yên, ngôi làng có tới 80% hộ gia đình đang hành nghề sản xuất hương thắp. Anh H cho biết, anh đang mang hàng lên cung cấp tại chợ Đồng Xuân.

     

    Theo chia sẻ của anh H, trước đây sản xuất hương đậu tàn khá khó khăn, thường phải sử dụng lại tre có cật để tạo độ cong cho tàn hương sau khi cháy hết. Mùi thơm và bột làm hương theo phương pháp truyền thống được sử dụng bởi nhiều loại gỗ. Hiện nay, do yêu cầu của thị trường nên một số hộ sản xuất cũng sử dụng các chất tạo mùi trong quá trình sản xuất để hương có mùi thơm khác nhau. Đối với loại hương đậu tàn, một số hộ sử dụng dung dịch hóa học để tạo độ cong cho tàn hương. Khi được hỏi về tác hại của những loại hóa chất sử dụng khi sản xuất hương, anh H cho biết: “Cái đó em cũng không rõ lắm, thấy một số nhà làm, cũng hiệu quả, nên những người khác làm theo thôi. Hàng của gia đình em thì không sử dụng hóa chất gì cả”.

    Theo thực tế, để làm được hương đậu tàn, quy trình làm phải mất vài tháng, từ khâu chọn nguyên liệu làm tăm hương, ngâm nguyên liệu, rồi phơi nắng và chẻ tăm hương bằng tay. Tuy nhiên, với mục đích sản xuất nhanh, tăm hương cong xoắn lại, mà không bị gãy nên người ta ngâm tăm hương vào một một số loại dung dịch để đạt được yêu cầu. Chị Phương, một chủ cửa hàng bán hóa chất trên phố Hàng Hòm, Hà Nội cho biết: “Hóa chất tạo độ cong cho tàn hương hả? axit phốtphoric (H3PO4), cửa hàng này thường xuyên bán cho người ta làm hương đấy, yên tâm cháy xong vẫn quăn nguyên, không rụng.” – Chị Phương khẳng định.

    Trong một phóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam, trả lời phóng viên, bà Lê Thái Hà – Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho biết: Đối với các loại hương có chứa các hóa chất như axit phốtphoric, lưu huỳnh trên thị trường hiện nay khi cháy, sẽ sinh ra nhiều các loại khí độc hại như SO2, CO, NO2 và cá biệt là có khí Formaldehyd cao hơn nhiều lần với mức an toàn cho phép. “Các loại hóa chất này đều có những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe của người hít phải, ví dụ như khí Formaldehyd khi hít phải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp” – bà Hà nói.

    Một số chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho biết, hầu như hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về tác động của khói hương đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, theo thực tế bất cứ thứ gì sinh ra khói đều độc, chưa kể các loại hóa chất có sẵn trong khói, trải qua quá trình nhiệt sẽ biến đổi, hoặc tăng cao nhiều lần. Có thể có những chất chưa được làm rõ trong khí hương khi bị đốt cháy, tuy vậy, với hầu hết các chất như trên khi con người hít phải có thể gây ngộ độc đường hô hấp, làm võng mạc mắt mờ dần và thị lực có thể giảm nhanh.

     

    Hương (tế lễ) – Wikipedia tiếng Việt

    Thường xuyên có mặt tại các ngôi chùa ở Hà Nội trong những ngày tuần, bà Hồng – một phật tử tại chùa Linh Quang – chia sẻ: Những dịp đi lễ, tôi thấy mình hay có trạng thái buồn nôn, khó thở và tức ngực. Trước đây tôi cho rằng do mình ngồi lễ quá lâu hoặc do căn bệnh tiền đình của bản thân, nay tôi mới thấy rằng những lần như vậy là do hít quá nhiều khói hương tại chùa. Có lẽ sau này tôi cần chú ý tránh những nơi có quá nhiều khói.

    Có thể nói rằng, tác hại của khí độc trong các loại hương đốt hiện nay là hoàn toàn có cơ sở. Các nhà khoa học khuyến cáo, trong khi hiện nay trên thị trường, ngoài những loại hương không ngâm tẩm hóa chất, vẫn tồn tại một số loại hương khi đốt cháy sẽ gây phát tán nhiều loại khói độc gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để có sự kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, nhằm hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, gây tác hại cho người tiêu dùng.

     

    Qua đây cũng khuyến cáo người dân khi đến những nơi thờ cúng (đình, đền, chùa) nên hạn chế thắp quá nhiều hương, tránh nơi quần tụ quá nhiều khói hương và không nên đóng kín cửa khi thắp hương thờ cúng tại gia đình, tránh để khí độc ở mức quá cao. Tuyệt đối không để người già, trẻ nhỏ và người bệnh (đối tượng có mức đề kháng thấp) tiếp xúc trong môi trường có khói hương quá đậm đặc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

    Nguồn: Sưu Tầm

     

    Có thể bạn quan tâm
    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Thông thường khi nghĩ đến đến cắm trầm, chúng ta sẽ liên tưởng tới ngay hình ảnh bát...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả, nhiều người tìm đến các sản phẩm nhang...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...