HỖ TRỢ

Người Việt thường làm gì trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

07/04/2022

Cùng Nhang Xanh tìm hiểu xem trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, người Việt sẽ có những hoạt động gì.

qua bài viết bên dưới.

Xem nhanh

    Mùng 10/3 (Âm lịch) hàng năm là dịp con cháu Việt Nam từ mọi miền đất nước tề tựu tại cố đô Phong Châu (Phú Thọ) để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Cùng Nhang Xanh tìm hiểu xem trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, người Việt sẽ có những hoạt động gì qua bài viết bên dưới.

    Giỗ Tổ Hùng Vương người Việt làm gì?
    Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp Quốc tế trong lòng người Việt

     

    Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nào?

    Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày mấy là câu hỏi mà chắc hẳn người Việt nào cũng biết rõ câu trả lời. Đây được xem là ngày Quốc lễ, được đưa vào danh sách những ngày nghỉ chính thức trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi năm 2019). Theo Điều 112 của Luật Lao động, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/03 Âm lịch).

     

     

    Dòng người tấp nấp đổ về dự Lễ Hội Đền Hùng Phú Thọ

    Dòng người tấp nập về Phú Thọ tham dự Lễ hội Đền Hùng. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch.

     

    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 rơi vào ngày 10/04/2022 Dương lịch (Chủ nhật). Do đó, người lao động và học sinh sinh viên sẽ được nghỉ bù vào Thứ Hai của tuần tiếp theo.

    Nguồn gốc của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

    Truyền thuyết kể lại, Hùng Vương là con trai cả của Tổ phụ Lạc Long Quân và Tổ mẫu Âu Cơ. Khi Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, 50 người lên rừng theo mẹ và 50 người xuống biển theo cha. Hùng Vương đầu tiên theo mẹ lập nên nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam, tọa tại Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) vào năm 2879 TCN. Trải qua 18 đời vua, đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) soán ngôi.

     

    Nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại tập tục Giỗ Tổ Hùng Vương có lẽ đã bắt đầu từ thời Thục Phán -  An Dương Vương bằng bút tích trên bia đá núi Nghĩa Lĩnh.

    Nguồn gốc của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

    Nguồn gốc Giỗ Tổ Hùng Vương dưới thời Thục Phán

     

    Đến đời nhà Nguyễn, cụ thể là năm Khải Định thứ 2 (1917) đã định ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là Quốc tế hay còn gọi là Quốc lễ, Quốc giỗ. 

     

    Ngày 18/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 22/SL-CTN cho công chức nghỉ ngày 10/03 Âm lịch hàng năm để tham gia hoạt động hướng về đất Tổ - cội nguồn của dân tộc. 

    Người Việt thường làm gì vào dịp Giỗ Tổ?

    “Dù ai đi ngược về xuôi

    Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba.”

     

    Đền Hùng - Phú Thọ là điểm đến không thể bỏ qua của hàng ngàn con dân nước Việt trong dịp Giỗ Tổ. Tại Việt Nam, lễ hội Đền Hùng sẽ gồm hai phần rõ rệt là Lễ và Hội.

     

    Phần Lễ được thực hiện một cách trang trọng với sự tham gia của các chính khách từ Trung ương cũng như những vị chức sắc quan trọng trong lành. Các tế phẩm của nghi lễ bao gồm: bánh chưng bánh giầy, lợn, dê, bò… Khi những nhạc phường bát âm cất tiếng nhạc là lúc mà nghi lễ bắt đầu, chủ tế sẽ đọc lời cầu nguyện trước nơi thờ các vị vua Hùng cùng báo công và lời cầu phước.

     

    Phần Lễ trong dịp Giỗ Tổ

    Phần Lễ trong dịp Giỗ Tổ. Ảnh: Báo Phú Thọ

     

    Trong ngày chính hội tức 10/03 Âm lịch, có 2 lễ được cử hành cùng lúc tại Đền Hùng là Lễ rước kiệu vua và Lễ dâng hương.

    • Lễ rước kiệu vua: là những đám rước kiệu rực rỡ màu sắc của cờ, kiệu, hoa, lọng… xuất phát từ chân núi, đi qua các đền để đến đền Thượng - nơi dâng hương. 
    • Lễ dâng hương: thường là những người hành hương về đất Tổ để dâng nén nhang linh thiêng, bày tỏ tấm lòng với tổ tiên để mong cầu bình an, tốt đẹp.

    Năm Nhâm Dần 2022, phần Lễ trong Lễ Giỗ Tổ gồm: Lễ Giỗ Tổ Đức Lạc Long Quân, Lễ Mẫu Âu Cơ và Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng, Lễ dâng hoa tại phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong”, Lễ dâng hương tại các huyện/thành/thị nội tỉnh tại Đền Hùng và cuối cùng là Lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã/phường/thị trấn vùng ven khu di tích.

     

    Lễ rước kiệu Đền Hùng 2021

    Lễ rước kiệu Đền Hùng 2021. Ảnh: Trang thông tin điện tử huyện Thanh Thủy

     

    Đối với phần Hội sẽ có những hoạt động văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống dân tộc như: hội thi nấu bánh chưng bánh giầy; biểu diễn trống đồng; hát xoan; giải bơi chải và đặc sắc nhất là chương trình nghệ thuật, bắn pháo hoa tầm cao để phục vụ lễ hội Đền Hùng tối ngày 09/03 (Âm lịch).

     

    Biểu diễn trò chơi dân gian đi cà kheo

    Biểu diễn trò chơi dân gian đi cà kheo. Ảnh: Báo Phú Thọ

     

    Không chỉ tại Phú Thọ mà những địa phương có di tích như đền, đình, miếu thờ vua Hùng và các nhân vật lịch sử liên quan đến thời kỳ này cũng tổ chức các hoạt động lễ tế, rước kiệu cũng như chuẩn bị sản vật địa phương dân lên các vị vua Hùng.

     

    Vào khung giờ 7 giờ - 9 giờ sáng ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta cũng tham gia nghi thức dâng hương tại khu vực Đền Hùng. Đây là một truyền thống thường niên tốt đẹp của dân tộc ta.

     

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (giữa) cùng ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích Đền Hùng (2021)
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (giữa) cùng ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích Đền Hùng (2021). Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

    Kết luận

    Mang đậm dấu ấn dân tộc cũng như biểu tượng cho truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Năm 2022 đánh dấu chặng đường 10 năm đánh dấu chặng đường 10 năm “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Do đó, những hoạt động văn hóa nghệ thuật trong dịp này cũng được thực hiện với quy mô lớn hơn, để mỗi con dân nước Việt có thể sống lại với không khí hào hùng của cội nguồn dân tộc.

     

    NGUỒN THAM KHẢO:

    1. Lịch sử, ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương Theo Đảng Bộ trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật HCM
    2. [Tìm hiểu] Lễ hội đền Hùng có nguồn gốc từ đâu? Có ý nghĩa gì? L- Nguồn Meta.vn 
    3. Giỗ Tổ Hùng Vương - Theo Wikipedia Tiếng Việt
    4. Lễ hội Đền Hùng - Điểm hội tụ văn hóa tâm linh của người dân đất Việt - Trang thông tin điện tử Huyện Thanh Thủy - Phú Thọ
    5. Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương - BaoChinhPhu

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (giữa) cùng ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích Đền Hùng (2021). Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

    Tags: tintuc

    Có thể bạn quan tâm
    Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

    Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

    Hướng dẫn dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm tranh hao tài tổn lộc.
    So sánh 3 loại nhang thảo mộc bán chạy tại NhangXanh.com

    So sánh 3 loại nhang thảo mộc bán chạy tại NhangXanh.com

    Nhang thơm thảo dược thiên nhiên là một trong số những sản phẩm được nhiều người ưa chuộng và sử...
    3 mẹo chọn mua Nhang Trầm Hương Sạch cho gia đình

    3 mẹo chọn mua Nhang Trầm Hương Sạch cho gia đình

    Để mua được những loại nhang tốt, đảm bảo an toàn chất lượng, bạn hãy tham khảo 3...
    Ý nghĩa của chuỗi hạt trầm hương

    Ý nghĩa của chuỗi hạt trầm hương

    Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý bạn đọc hiểu đầy đủ hơn về giá trị của vòng...
    Thông báo lịch nghỉ lễ và giao nhận dịp lễ Quốc Khánh 2/9/2022

    Thông báo lịch nghỉ lễ và giao nhận dịp lễ Quốc Khánh 2/9/2022

    Nhằm thuận tiện cho nhu cầu mua hàng trong dịp lễ 2/9/2022, Nhang Xanh xin thông báo đến Quý khách...