HỖ TRỢ

Sự tích và những nước nào ở Châu Á đón Tết Đoan Ngọ 5.5

25/08/2020

Tết Đoan Ngọ diễn ra ngày 5.5 âm lịch - tức 25.5 năm nay. Ở Trung Quốc có nhiều sự tích được lưu truyền rộng rãi để nói về nguồn gốc của ngày này.

Xem nhanh

    Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc có nhiều hoạt động như chèo thuyền, ăn bánh tro (hay được gọi là Zongzi trong tiếng Trung Quốc) và treo cây ngải ở ngoài cửa.

     

    tet-doan-ngo-la-gi-tet-doan-ngo-2022-ngay-nao-nguon-goc-va-y-nghia-202206030915185410-(1)

    Tết Đoan Ngọ là 1 trong 4 lễ hội truyền thống của Trung Quốc, có lịch sử kéo dài hơn 2 thiên niên kỷ. Đây là lễ hội Trung Quốc đầu tiên được xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể của thế giới năm 2009, theo CGTN.

    Có nhiều câu chuyện lưu truyền về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, trong đó phổ biến nhất là câu chuyện về nhà thơ Khuất Nguyên (Qu Yuan).
    Cái chết của Khuất Nguyên

    Khuất Nguyên (340-278 trước công nguyên) sinh ra trong thời Chiến Quốc (475- 221 trước công nguyên), khi 7 quốc gia cổ đại ở Trung Quốc ngày nay tranh giành quyền thống trị bằng chiến tranh mở rộng lãnh thổ. Khuất Nguyên là người nước Sở. Khuất Nguyên làm tới chức Tả Đồ cho Sở Hoài vương và được vua yêu quý nhưng sau đó bị quan lại ganh tài tìm cách hãm hại. Đến cuối đời ông bị lưu đày, thất chí gieo mình xuống sông Mịch La tự tử vào đúng ngày 5.5 âm lịch.


    Để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của Khuất Nguyên, người nổi tiếng với tập thơ Ly tao bất hủ, hàng năm người dân địa phương dùng mái chèo tạo sóng ở trên sông để đuổi cá đi và cho cá ăn bánh tro để cá không ăn thi thể của Khuất Nguyên.

    Lòng hiếu thảo của Cao E

    Một huyền thoại khác về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ liên quan tới Cao E - 1 cô gái thời Đông Hán (202 trước công nguyên - 20 sau công nguyên) sống cùng cha ở một làng chài. Ngày nọ, cha cô đi câu cá ở sông Thuận Giang và không trở về. Cao E đi ra sông để tìm cha nhưng không thấy. Cô khóc nhiều ngày, sau đó nhảy xuống sông tự vẫn đúng ngày 5.5 âm lịch.

    Truyện kể rằng, lòng hiếu thảo và kiên trì của Cao E đã khiến các vị thần cảm động. Các vị thần giúp cô tìm thi thể cha và cho họ đoàn tụ. Dân làng đã xây một ngôi đền cũng như kỷ niệm ngày Cao E qua đời hàng năm để tưởng nhớ lòng hiếu thảo của cô gái.

     

    Nghi lễ của người Ngô Việt

    Có 1 sự tích Tết Đoan Ngọ khác có liên quan tới giai đoạn sớm hơn cả thời kỳ của Khuất Nguyên. Truyền thuyết kể rằng, người Ngô Việt ở thời cổ đại coi rồng là vật tổ của họ. Họ tổ chức một nghi lễ vào ngày 5.5 âm lịch để cầu chúc cho sự thịnh vượng.

     

    2-20240606150155
    Nguồn: Báo Quãng Ngãi

     

    Ngày nay, Tết Đoan Ngọ không chỉ có ở Trung Quốc mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam và một số quốc gia khác với các nghi thức mang tính địa phương.

    Theo Thanh Hà/ laodong.vn

     

    Có thể bạn quan tâm
    Nên rút chân nhang thần tài vào ngày nào chuẩn nhất?

    Nên rút chân nhang thần tài vào ngày nào chuẩn nhất?

    Rất nhiều gia đình vẫn chưa biết, việc rút chân nhang Thần Tài cần phải lựa...
    Hoành phi, câu đối và liễn thờ có gì khác biệt?

    Hoành phi, câu đối và liễn thờ có gì khác biệt?

    Từ xưa các cụ ta đã có câu: “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ gỗ”....
    Cúng thần tài thắp nhang gì?

    Cúng thần tài thắp nhang gì?

    Đối với nhiều người, chọn dòng nhang sạch phù hợp cho giá trị của bản thân...
    Những lựa chọn nhang sạch cho gia đình

    Những lựa chọn nhang sạch cho gia đình

    Thờ cúng là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, thể...
    Có nên tùy tiện rút chân nhang?

    Có nên tùy tiện rút chân nhang?

    Có rất nhiều quan niệm đúng sai trong việc nên hay không nên rút tỉa chân...
    Lập nghiệp cùng Nhang Xanh - Thương hiệu nhang sạch số một Việt Nam

    Lập nghiệp cùng Nhang Xanh - Thương hiệu nhang sạch số một Việt Nam

    Với mục tiêu thay thế nhang hóa chất độc hại bằng mang những sản phẩm tự...