HỖ TRỢ

Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên

25/08/2020

Bài văn khấn cúng khi chuyển ban thời gia tiên sang vị trí mới hay chuyển ban thờ khi về nhà mới dưới đây là điều đầu tiên gia chủ nên nghĩ tới trước khi bắt tay vào chuyển. Chuyển ban giờ gia tiên hay thay ban thờ mới đều cần phải hết sức thận trọng. Vì lý do phong thủy hay vấn đề nào đó mà gia chủ cần phải chuyển ban thờ gia tiên sang một vị trí khác. Nhang Xanh mời các bạn tham khảo bài văn khấn chuyển ban thờ gia tiên dưới đây và sử dụng khi cần.

Xem nhanh

    Khi muốn di chuyển vị trí bàn thờ gia tiên thì bạn nhất định phải làm theo quy củ, không được phép tự ý di chuyển bàn thờ gia tiên. Dưới đây là bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên và cách sắm lễ chuyển bàn thờ gia tiên để các bạn biết các thủ tục chuyển ban thờ đúng cách. Quy trình làm lễ chuyển ban thờ:

     

    Thay bàn thờ gia tiên, thần tài mới: Thủ tục sắm lễ kèm văn khấn

     

    Làm lễ xin chuyển ban thờ


    • Bày đĩa hoa quả nhỏ lên ban thờ cũ
    • Thắp hương
    • Khấn xin chuyển
    • Hương vẫn đang cháy, hạ bát hương xuống. Đặt trên chỗ cao
    • Bao sái bát hương
    • Hạ dần những đồ thờ trên ban thờ xuống. Đặt trên bàn
    • Bao sái đồ thờ

     

    Chuyển ban thờ


    • Chuyển ban thờ đến vị trí mới
    • Bao sái ban thờ
    • Chuyển bát hương, đồ thờ lên bàn thờ ở vị trí mới
    • Bày đồ mặn, đĩa hoa quả to, vàng mã lên
    • Cúng Thần Linh an vị bát hương (đọc văn khấn)

     

    Cách bày bát hương:

     

    Để bát hương cách tường 5cm, bát hương thần linh ở giữa, bát hương gia tiên bên tay trái (theo chiều từ trong tường nhìn ra), bát hương bà tổ cô ông mãnh bên tay phải. Các bát hương cách nhau 10cm đến 15cm.
    Cách thắp hương: Bát hương thần linh thắp 3 nén hương, hai bát hương còn lại thắp 3 nén hương. Thắp theo thứ tự Thần Linh ở giữa, Gia tiên bên trái rồi Bà cô Ông mãnh bên phải.

    Xem ngày tốt để chuyển ban thờ


    Thông thường các ngày tốt trong tháng là ngày mùng 1 và hôm rằm. Phù hợp cho việc chuyển ban thờ gia tiên về vị trí mới.
    Quý gia đình có thể xem thêm hoặc tự nghiên cứu thêm để chọn ngày đẹp, giờ tốt phù hợp với chủ gia đình. Để tiến hành nghi lễ chuyển ban thờ về vị trí mới.

    Sắm lễ chuyển bàn thờ gia tiên


    Để chuẩn bị cho lễ chuyển bàn thờ gia tiên, bạn cần chuẩn bị lễ vật để cúng khấn tại gia như sau:

     

    Lễ vật chuyển bàn thờ gia tiên

     

    Làm lễ tạ ơn ông bà tổ tiên thế nào cho đúng?


    Chuẩn bị lễ :
    1) Một con gà để lễ.
    2) Một đĩa xôi đỗ.
    3) Một chai rượu trắng, và rót đầy 3 chén.
    4) Một đĩa hoa quả.
    5) Một lọ hoa: 5 bông hoa hồng.
    6) Một đĩa: một quả cau + ba lá trầu.
    7) Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 15 lễ tiền vàng.
    8) Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
    9) Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
    10) Một bát nước lã sạch.
    11) Một con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ.
    12) Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa (dâng cúng quan Thổ công, thổ địa).
    13) Sớ thiên di linh vị thần Tài.

     

    Văn khấn chuyển ban thờ


    Nam mô A Di Đà Phật
    Nam mô A Di Đà Phật
    Nam mô A Di Đà Phật
    Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
    Hôm nay là ngày...... /tháng....../năm 20.../
    Tín chủ con là:...................tuổi......................
    Hiện đang trú tại:...........................................
    Kính cáo chư vị Tôn - thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.
    Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ " Thiên di linh vị Thần đài", Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí .........sang phòng ..........Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.
    Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.
    Tín chủ :................con xin rập đầu kính bái.
    Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ:
    Hôm nay là ngày..............tháng năm
    Tín chủ con là:..............., xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.
    Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.
    Tín chủ: ......................... cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ!
    Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. (Rắc vài giọt rượu vào hóa tiền vàng).

     


    Văn khấn cúng Bàn thờ mới


    Bài cúng an vị bát hương


    Chú ý: Thắp hương liên tục trong 7 ngày, (Nên thắp hương vòng, hoặc để liên tục 1 đèn đỏ), hằng ngày (trong 7 ngày đầu tiên) buổi sáng để 1 chén nước, một lọ hoa và khấn:
    Tín chủ con:.........đã chuyển ban thờ tới nơi.........từ ngày..........tháng/ năm. Kính cáo chư vị Thổ địa - Tài thần, Thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.
    Nếu như gia chủ có thời gian, trong lúc an vị bát hương Đọc Chú Đại Bi sau 3 lần (có thời gian thì có thể đọc kinh Dược Sư cầu an).

    Trên đây là những thông tin có thể sẽ hữu ích cho các bạn về cách đọc văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên. Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình và người thân.

    Tham khảo các sản phẩm nhang sạch tại nhangxanh.com nhé.

     
    Nguồn tổng hợp
    Ảnh nguồn Internet

     

    Có thể bạn quan tâm
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...
    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Sapo: Ngày 31/8 vừa qua ở Bình Dương xuất hiện một đám mây lạ rất kỳ...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Ngày lễ 2-9 này, nhiều người được nghỉ liên tục 4 ngày và là một trong...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...