HỖ TRỢ

Bí ẩn những loại hương liệu quý trong lịch sử Thiên Chúa Giáo

30/06/2021

Bí ẩn về những hương liệu quý được sử dụng trong các nghi thức Công Giáo được lưu truyền bao đời nay.

Mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 

 

Xem nhanh

    Dâng hương không chỉ là hoạt động tín ngưỡng quen thuộc xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử dân tộc. Hương khói còn là hình ảnh gắn liền với các nghi lễ tôn giáo như Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo. Cùng Nhang Xanh tìm hiểu về lịch sử dâng hương và những nguyên liệu quý được sử dụng trong các nghi thức Công Giáo trong nội dung sau. Cùng Nhang Xanh tìm hiểu về lịch sử dâng hương và những nguyên liệu quý được sử dụng trong các công thức Giáo dục trong nội dung sau.

     

    Thiên Chúa giáo (Kitô Giáo) là tôn giáo do Chúa Giêsu  lập nên tại  xứ Galilê, nước Do Thái cách đây khoảng 2000 năm. Tại Việt Nam, Thiên Chúa giáo thường được gọi là Công giáo. Trong các buổi thánh lễ của Thiên Chúa giáo, xông hương là nghi thức không thể thiếu.

     

    Xông hương tại thánh lễ. Ảnh: Senlay@Pixabay

    Các loại hương liệu thường được sử dụng

    Việc sử dụng các loại hương liệu đã diễn ra từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Con người yêu thích những loại hương thơm tự nhiên, đặc biệt là từ gỗ, nhựa cây và các loại thảo mộc như: tùng bách, thông, trầm hương, hương thảo…

     

    Các loại hương liệu được bỏ trong lò xông. Ảnh: Griesshammer@Pixabay

     

    Những người Ai Cập cổ đại ưa chuộng các loại cây cỏ thảo mộc, còn đối với người Babylon, họ lựa chọn nhựa thơm từ các loại cây như bách, thông… để tạo ra hương thơm trong các buổi lễ cầu nguyện. Vào khoảng năm 586-538 TCN, người Babylon mang hương đến Israel. Từ đó, các tín đồ tại Giêrusalem đã bắt đầu sử dụng nhũ hương và các loại thảo dược một cách rộng rãi.

    Tuy nhiên, trầm hương vẫn là thứ hương được đại đa số mọi người ưa chuộng vì hương thơm thuần khiết, dịu ngọt của nó. Trong các buổi phụng sự của Thiên Chúa Giáo không thể thiếu bình xông trầm hương. Đây được xem như lễ vật thành kính dâng lên Chúa Hài đồng mang hương thơm ngào ngạt, quý giá nhất.

    Ý nghĩa của việc xông các loại hương

    Việc xông hương còn giúp không gian thơm ngát như một lời chào trân trọng dành cho những vị khách đến thăm nhà. Những người dân thắp nhang (hương) trầm trong đời sống hàng ngày như một cách để giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần hoặc tập trung thiền định.

    Trong văn hóa tín ngưỡng, đa số các tôn giáo đều dùng hương để thanh trừ tẩy uế, xua tan tà khí. Đối với Thiên Chúa Giáo, hương nằm trong số những lễ vật của lễ tạ ơn gồm dầu, hoa trái và rượu để dâng lên Chúa. Người dân Israel xem hương thơm là một biểu tượng rõ ràng của lời nguyện mà toàn thể dân thánh bày tỏ đang bay lên tận thiên nhan Chúa. Trong sách Thánh vịnh diễn tả: “Ước chi lời con nguyện, như hương trầm bay tỏa trước Thánh Nhan” (Tv 140,2). Trong sách Khải Huyền: “Hai mươi bốn vị kỳ mục phủ phục trước mặt Con Chiên, tay nâng chén vàng đầy hương thơm tức là lời cầu nguyện của Dân Thánh” (x. Kh 5,8).

     

    Linh mục đang thực hiện nghi thức xông hương trong buổi cầu nguyện. Ảnh: Rafik Wahba@Unsplash

     

    Hương thơm dịu ngọt của trầm hương như sợi dây liên kết giữa trời và đất, nhắc nhở chúng ta là những dân thánh của Ngài (Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma [2002], số 276). Ngoài ra, xông hương là còn là biểu tượng của lễ tế. Việc dâng hương cũng biểu trưng cho tấm lòng sẵn sàng “thiêu huỷ bản thân” của mình, thể hiện sự dâng hiến của con người hợp với lễ tế toàn hảo của Chúa Kitô. Tựa như những tôn giáo khác, xông hương vốn là phương thế làm cho tinh sạch bầu không khí. Ngoài mang ý nghĩa thiêng liêng là xua trừ tà thần ma quỷ, thanh tẩy, thánh hoá tín hữu thì xông hương còn có ý nghĩa đặc biệt là thánh hóa tâm hồn mọi người trước khi bước vào thánh lễ.

    Tại sao nhang trầm hương lại được cộng đồng Thiên Chúa giáo ưa chuộng?

    Là loại hương được ưa chuộng nhất trong việc xông hương, trầm hương xuất hiện ở hầu hết các buổi phụng sự của Thiên Chúa giáo.

     

    Ảnh: John Applegate@Unplash

     

    Hương trầm đã không còn xa lạ trong đời sống của những tín đồ Thiên Chúa Giáo nhờ hương thanh khiết, dịu ngọt. Trầm hương được mệnh danh là trân hương, quý hơn cả vàng. Xông hương trầm thể hiện món quà quý giá, bày tỏ lòng thành mà các tín đồ muốn dâng lên cho Đức Chúa tối cao.

    Theo nhiều nghiên cứu, trầm hương có tác dụng kháng khuẩn, khử mùi, giúp các nhà thờ tôn giáo trở nên sạch sẽ, thông thoáng. Với khả năng lưu hương lâu, trầm hương mang hương thơm dịu nhẹ, trầm ấm lan tỏa trong không gian, khiến bầu không khí thêm phần trang nghiêm. Đặc biệt trong các buổi lễ cần sự tập trung cao, tác dụng an thần, tịnh tâm của trầm hương khiến các tín đồ cảm thấy thoải mái, dễ dàng đi vào thánh hóa tâm hồn.

    Ngày nay có nhiều gia đình Việt theo Công giáo nhưng vẫn giữ tập tục thắp nhang trên bàn thờ gia tiên. Trầm hương không chỉ dùng trong việc xông hương phụng sự mà  còn được dùng trong thờ cúng. Những nén nhang trầm thơm thảo được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi như thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên.

    Lời kết

    Những lễ nghi trong Thiên Chúa giáo thường được ấn định chặt chẽ theo những nguyên tắc riêng. Trong đó, việc dùng hương trong các thánh lễ là điều không thể thiếu. Những hương thơm khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau. Do đó, tín hữu cần tìm hiểu đầy đủ và sâu sắc những nguyên tắc cử hành phụng vụ để tránh những thiếu sót cũng như giúp các buổi thánh lễ trở nên linh thiêng và tốt đẹp hơn.

    Tài liệu tham khảo

    • Xông hương trong phụng sự - Báo Công giáo và Dân tộc (04/07/2018) 
    • Tại sao giáo hội dùng hương trong thánh lễ - Nguồn gpbuichu.org
    • Thiên Chúa Giáo - Wikipedia
    • Tìm hiểu về Thiên Chúa Giáo Kito Giáo Công Giáo - Nguồn HaHoangKiem.com
    • Đạo Công Giáo và Thiên Chúa Giáo có phải là một? - Nguồn trangthang.com
     
     
    Có thể bạn quan tâm
    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Thông thường khi nghĩ đến đến cắm trầm, chúng ta sẽ liên tưởng tới ngay hình ảnh bát...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Tại sao ngoài Bắc gọi hương - trong Nam gọi nhang?

    Dạo gần đây Nhang Xanh nhận được rất nhiều câu hỏi được gửi về liên quan...
    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả, nhiều người tìm đến các sản phẩm nhang...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...