HỖ TRỢ

Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm và những kiêng kỵ cần biết

01/02/2021

Theo phong tục dân gian của người Việt, cuối năm là dịp hầu hết các gia đình sẽ tiến hành lau dọn và sắm sửa đồ lễ để đón Thần Tài với mong muốn nhận được nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới. Do vậy, việc vệ sinh, lau dọn bàn thờ cũng như những vật phẩm thờ cúng không thể thực hiện một cách tùy tiện, qua loa mà phải được thực hiện đúng cách. Cùng NhangXanh.com tìm hiểu cách dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm cùng những kiêng kỵ cần biết.

Xem nhanh

    Tại sao cần lau dọn bàn thờ Thần Tài? Có nên lau dọn thường xuyên hay không?

    Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong gia đình và là nơi mang lại cho gia chủ may mắn và tài lộc theo văn hóa tâm linh của người phương Đông. Do vậy, việc vệ sinh, lau dọn bàn thờ cũng như những vật phẩm thờ cúng không thể thực hiện một cách tùy tiện, qua loa mà phải được thực hiện đúng cách. Đồng thời, cũng chính bởi sự quan trọng này mà các gia chủ hiện nay nên học cách dọn dẹp bàn thờ một cách cẩn thận và đúng chuẩn nhất. 

    Vậy câu hỏi đặt ra là bao lâu thì nên lau chùi bàn thờ một lần và có nên thực hiện việc lau chùi này thường xuyên không? Theo quan niệm và phân tích của các nhà tâm linh học thì các gia chủ nên lau dọn bàn thờ khoảng 2 – 3 tháng/lần. Đặc biệt khi lau chùi, gia chủ nên lưu ý đó là không lau chùi tổng thể, tỉ mỉ như dịp cuối năm mà chỉ cần bao sái bàn thờ là được. 

     

    Theo quan niệm này, chắc chắn các bạn sẽ đặt ra câu hỏi bao sái là gì? Trên thực tế, bao sái là cách nói của nhà Phật về việc vệ sinh bát hương vào dịp cuối năm và vào ngày 23 hàng tháng. Bên cạnh lưu ý trên, gia chủ cần lưu ý đó là không nên lau dọn thường xuyên bàn thờ bởi khu vực đặt bát hương rất cần được tụ khí. Vì vậy, theo ý nghĩa trong tâm linh thì việc lau dọn, vệ sinh thường xuyên khu vực này là điều không tốt và thậm chí có thể làm xê dịch vị trí đặt bát hương – điều rất kiêng kỵ trong thờ cúng. 

     

    Cách dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm chuẩn nhất

    Bước 1: Người lau dọn

    Người lau dọn nên là gia chủ trong nhà không nên nhờ người khác. Trong gia đình, ai cũng có thể rút chân nhang được. Tuy nhiên, bạn nên chọn người có tâm thành kính nhất, chỉn chu và làm việc cẩn thận. Việc lau dọn bàn thờ sẽ trở nên thuận lợi suôn sẻ hơn. Ngoài ra, trước khi thực hiện, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc gọn gàng. Vì các vị thần rất ưa sạch sẽ. Việc này sẽ giúp thể hiện lòng thành kính nhất của gia chủ.

    Bước 2: Thắp hương khấn xin dọn bàn thờ

    Đây là việc làm cần thiết để thông báo cho các vị Thần linh biết về việc dọn dẹp. Giống như lời mời các Ngài tạm lánh đi nơi khác để gia chủ bắt đầu quá trình lau dọn. Khi thắp hương, gia chủ cần thắp 3 nén để kính Thần linh. Gia chủ cũng cần kết hợp với bài khấn để thông báo rõ ràng với bề trên. Xin được phép tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ Thần Tài.

    Bước 3: Tiến hành dọn dẹp bàn thờ

    Bạn nên tiến hành lau dọn bàn thờ Thần Tài theo quy trình gọn gàng. Đầu tiên nên dọn lần lượt các thứ trên bàn thờ ra và để ở một góc riêng sạch sẽ. Gia chủ nên phân loại đồ cúng rõ ràng để dễ dàng hơn trong việc vệ sinh.

    Sau khi dọn lần lượt đồ cúng hãy lau dọn tàn hương, bụi, mạng nhện bên trong và xung quanh bàn thờ. Trước tiên là khăn khô lau sạch bụi. Tiếp đó lau lại một lần nữa bằng khăn ướt nước bưởi cho đến khi sạch hoàn toàn.

    Bước 4: Vệ sinh lư hương

    Đầu tiên là việc tỉa chân nhang. Gia chủ tuyệt đối không tự ý nhổ nén nhang trong lư hương đem bỏ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài. Hãy rút nhẹ nhàng từng chân hương trong lư. Hạn chế tối đa việc nhổ bỏ cả 1 bó chân nhang. Thông thường, sẽ để lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương trong bát hương. Tránh để các số chẵn. Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro. Hoặc đổ xuống sông hay vùi vào gốc cây. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.

    Đối với việc thay tro cho bát hương thì bạn nên cho tro rơm sạch. Nếu như không muốn thay tro, gia chủ nên bỏ bớt tro để đảm bảo tro chỉ chiếm 2/3 bát. Sử dụng thìa để gạt bớt tro một cách dễ dàng hơn. Khi vệ sinh lư hương, bạn nên nhẹ nhàng dùng tay gạt hết tàn nhang, tránh dịch chuyển lư hương nhiều.

    Bước 5: Vệ sinh tượng thần tài

    Bước cuối cùng để lau dọn bàn thờ Thần Tài là vệ sinh tượng Thần Tài. Vệ sinh sạch sẽ cho Thần Tài với nước bưởi và một chiếc khăn sạch. Hãy lau thật cẩn thận để giữ vững tài lộc. Sau khi lau tượng xong, gia chủ lau dọn sạch sẽ các khu vực xung quanh bàn thờ một lần nữa. Sau đó sắp xếp lại mọi thứ như vị trí ban đầu. Tiến hành đặt đồ cúng và thắp nhang.

    Những kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm cần biết

    Xê dịch bát nhang

    Theo phong tục xưa thì bát nhang chính là nơi giáng của các hương linh, thần thánh. Một khi đã đặt bát nhang trên bàn thờ rồi thì việc xê dịch là điều cấm kỵ. Nếu xê dịch khỏi vị trí rất dễ tiêu tán tài lộc. Chính vì vậy thường các thầy phong thủy luôn khuyên gia chủ hãy giữ cho bát nhang được cố định. Có nơi dùng keo, cũng có nơi dùng đinh để cố định bát nhang.

    Tuy nhiên không xê dịch bát nhang không có nghĩa là khi lau dọn mình không đụng tới bát nhang. Lúc lau dọn 1 tay giữ cố định bát nhang 1 tay lau chùi để tránh việc dịch chuyển.

    Bốc nhang

    Có nhiều nơi rất quan trọng việc bốc nhang chính vì thế mà họ thường mời thầy về để bốc nhang tránh gặp tai họa. Tuy nhiên việc bốc nhang này chỉ được thực hiện 1 năm 1 lần. Nếu để từ đầu năm đến cuối năm thì lượng chân nhang sẽ rất lớn có thể che khuất các vị thần và gây hỏa hoạn. Vì thế cần tỉa bớt chân nhang và có thể dùng 1 chiếc thìa nhỏ xúc bớt tàn nhang ra ngoài. Việc này vừa không ảnh hưởng tới các vị thần mà lại giúp cho bàn thờ thần tài ông địa được thông thoáng hơn.

    Không làm đổ vỡ đồ thờ

    Việc đổ – vỡ đồ thờ cúng là điều kiêng kị nhất. Thần linh thường đã quen dùng những thứ đã được thỉnh rồi. Khi làm đổ hoặc vỡ sẽ có thể làm tiêu tán tài lộc. Đôi khi việc làm đổ vỡ có thể khiến gia chủ gặp những điều không may vì theo quan niệm dân gian thì đó là sự thiếu quan trọng thần linh.

    Không được đặt bát hương chông chênh

    Gia chủ tuyệt đối không được để bát hương chông chênh hay có nguy cơ bị xê dịch. Việc bát hương bị động, bị vỡ là điềm rất xấu cho gia chủ. Trong quá trình lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang nên hạn chế di chuyển mạnh bát hương. Bởi người xưa cho rằng đặt bát hương chông chênh thì bát hương sẽ bị động. Hàm ý mọi thứ sẽ không được ổn định, dễ đổ vỡ.

    Không tùy tiện di chuyển bát hương

    Trong văn hóa tâm linh của người Việt, việc tùy tiện di chuyển vị trí bát hương sẽ không tốt cho công việc làm ăn, sức khỏe của gia chủ. Để hạn chế di chuyển bát hương, gia chủ chỉ cần dùng khăn sạch, nhúng rượu hoặc nước bưởi rồi lau bát hương. Việc này tránh xê dịch làm bát hương dễ đổ vỡ.



    Trên đây là cách lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm được Nhang Xanh tổng hợp và chia sẻ với quý bạn đọc để thu tài lộc một cách hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp gia chủ nắm được cách lau dọn bàn thờ Thần Tài đúng cách, thu được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

     

    Nguồn Tổng hợp

    Nguồn hình Internet

     

    Có thể bạn quan tâm
    Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

    Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

    Hướng dẫn dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm tranh hao tài tổn lộc.
    Những hoạt động ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ liệu bạn đã biết?

    Những hoạt động ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ liệu bạn đã biết?

    Cứ mỗi tháng 5 âm lịch, người người nhà nhà lại nô nức tổ chức Tết...
    Đại lễ Phật Đản Sanh và những việc nên làm

    Đại lễ Phật Đản Sanh và những việc nên làm

    Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật. Dưới đây...
    12 con giáp được Đức Phật nào bảo hộ?

    12 con giáp được Đức Phật nào bảo hộ?

    Tương truyền, có 8 vị Phật bản mệnh bảo hộ cho mỗi con giáp, giúp cho con giáp...
    Không chỉ là phong tục, xông trầm hương còn ẩn chứa niềm tin về phong thủy, tâm linh

    Không chỉ là phong tục, xông trầm hương còn ẩn chứa niềm tin về phong thủy, tâm linh

    Xông trầm không chỉ là phong tục mà còn ẩn chứa niềm tin về phong thủy, tâm linh.
    Những lưu ý khi thắp hương

    Những lưu ý khi thắp hương

    Thắp hương cúng bái chớ phạm những điều sau kẻo xui xẻo, vận đen đuổi, gia tiên quở...