HỖ TRỢ

Gỗ trầm hương có mấy loại? Phân biệt các loại gỗ trầm hương

23/03/2022

Cùng Nhang Xanh tìm hiểu về Gỗ trầm hương và cách nhận biết loại gỗ tốt chi tiết nhất.

 
 

Xem nhanh

    Trầm hương là loại gỗ không chỉ quý mà còn hiếm, chính lẽ đó mà việc khai thác và xuất hiện trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khác nhau từ kích thước, màu sắc, hình dáng cho đến mùi hương và chất lượng. Làm sao để biết được gỗ trầm hương có mấy loại? Mời Quý bạn đọc cùng Nhang Xanh giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

    Nguồn gốc gỗ trầm hương

    Trầm hương là cây gì? 

    Trầm hương có tên khoa học là Aquilaria Agallocha Roxb, thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Cây Gió, Cây Dó Bầu, Cây Dó Trầm, Cây Kỳ Nam hay Cây Trầm. 

    Trầm hương không phải là một loại cây gỗ mà thực chất là được sinh ra từ vết thương của cây Dó Bầu. Để hình thành nên trầm hương là cả một quá trình đau đớn: Thân cây Dó Bầu vốn dĩ sẽ có lõi bên trong màu trắng, cây thường bị hư hại bởi kiến - thời tiết - gãy…tạo ra những vết thương, quá trình cây tiết ra nhựa để hàn gắn các vết thương này lâu năm sẽ sẫm xuống và tạo trầm. “Trong đau thương, Dó biến thành trầm”- Nhưng không phải bất kỳ cây Dó Bầu nào cũng có thể sinh ra được trầm, vì lẽ đó mà trầm đã quý lại càng hiếm hơn bao giờ.

     

    go-tram-huong

    Gỗ trầm hương (Nguồn hình Internet)

     

    Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết về trầm hương và công dụng tại đây 

    Trầm hương có mấy loại?

    Kỳ Nam - Hạng cao cấp nhất

    Đứng đầu các loại gỗ quý hiếm, Kỳ Nam được mệnh danh là loại gỗ đắt giá nhất trong các loại trầm hiện nay. Kỳ Nam không chỉ khan hiếm mà quá trình khai thác cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại, điều đó càng khẳng định giá trị quý hiếm của loại gỗ này. Nếu vô tình bắt gặp hay được mời chào Kỳ Nam thì đừng vội vàng tin ngay, thực tế thì số lượng người ở Việt Nam được tận mắt thấy, sờ và cảm nhận Kỳ Nam chi đếm trên đầu ngón tay mà thôi.
    “Nhất Bạch, nhì Thanh, tam Huỳnh, tứ Hắc” - Kỳ Nam được chia thành 4 loại chính, được xếp loại như sau: 

    • Bạch kỳ: Màu sắc trắng ngà, pha lẫn xám nhạt, vô cùng quý hiếm 
    • Thanh kỳ: Màu xanh xám, ánh lục
    • Huỳnh kỳ: Màu sắc nghiêng về vàng sẫm pha lẫn vàng nâu
    • Hắc kỳ: Màu đen chàm

    Trầm Hương tự nhiên

    Được hình thành trong tự nhiên, không chịu bất kỳ sự tác động nào từ con người, vì vậy mà trầm hương tự nhiên vô cùng đắt đỏ. Dưới sự săn lùng gắt gao của con người mà trầm hương tự nhiên đang dần bị cạn kiệt. Nếu như Kỳ Nam cực kỳ đắt đỏ, khan hiếm thì Trầm Hương tự nhiên còn khá nhiều trên thị trường và giá cả cũng dễ được chấp nhận. Có 3 loại trầm hương tự nhiên như sau: 

    • Trầm rễ: là phần rễ của cây gỗ (phần rễ sâu dưới đất hay chìm dưới nước), đây là loại có nhiều dầu nhất, mang hương thơm đậm đà mạnh mẽ. Chính vì những đặc trưng, lợi ích cũng như sự quý hiếm của trầm rễ mà giá trị của nó chỉ xếp sau Kỳ Nam. 
    • Trầm kiến: Thường có lỗ do kiến đục làm tổ trước khi thành trầm. Vì có lượng tính dầu tương đối nên chỉ lấp lửng dưới nước và bề mặt chứ không hoàn toàn như trầm rễ. Nếu bạn là dân chơi trầm chính hiệu thì chắc chắn không thể bỏ qua loại trầm cao cấp này. 
    • Trầm Mắt Tử: Bạn có thường thấy ở những cây bị chết thường sẽ có một mầm non nhỏ bắt đầu sinh trưởng không? Ở cây Dó cũng vậy, những cành cây chết lâu năm lại là nơi tạo ra trầm.

    Trầm Tốc 

    Đây là loại trầm với hàm lượng tinh dầu ít, số năm tích trầm trên cây cũng ngắn, vân thường xen dài vào các thớ gỗ, chính vì lý do đó mà trầm Tốc có giá trị và chất lượng không bằng các loại còn lại. Trầm Tốc được ưa chuộng và sử dụng khá phổ biến trên thị trường trầm hương, có thể chia ra làm 3 nhóm sau: Tốc Banh, Tốc Kiến và Tốc Bông

    Trầm Nhân Tạo

    Khác với loại trầm tự nhiên, trầm nhân tạo được tạo ra có sự tác động của bàn tay con người. Hiện nay, phổ biến hơn cả là 2 loại: Trầm sánh và Trầm ép dầu 

    • Trầm sánh: Như cái tên gọi của nó, vì khai thác không giống thông thường, người ta phải cắt thành từng lớp mỏng của lớp vỏ cây Dó Bầu, xếp chồng lên nhau. Sau đó dùng một loại keo đặc biệt để ép lại thành một khối phôi vuông. 
    • Trầm ép dầu: Đây là loại được xuất hiện khá nhiều trên thị trường trầm hương. Với giá trị thấp nhất trong các loại, trầm ép dầu được xem như là hàng kém chất lượng, hàng giả. Tinh dầu được ép nhân tạo vào trong thân gỗ, làm cho thân gỗ phảng phất mùi hương tựa trầm thật.

    tram-nhan-tao

    Trầm nhân tạo dưới tác động của bàn tay con người (Nguồn hình Internet)

    Cách nhận biết gỗ trầm loại tốt

    Với những thông tin trên chắc hẳn Quý bạn đọc đã nắm được khá khá thông tin về các loại trầm hương rồi. Vốn dĩ quý hiếm và mang nhiều giá trị khác nhau nên vì chút lợi cá nhân mà không ít cơ sở, doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhang Xanh sẽ chia sẻ đến bạn đọc những bí kíp phân biệt loại gỗ trầm tốt, lựa chọn chính xác nhất.

    • Quan sát: nhìn vân dầu mà màu sắc để chuẩn đoán. Trầm hương thật luôn có màu sắc tự nhiên, không bóng loáng, các vân nằm dọc len lỏi trong các thớ gỗ.  
    • Ngửi: Dựa vào mùi thơm tự nhiên, nồng hay dịu nhẹ để phân biệt. Trầm hương tốt có mùi hương thoang thoảng nhẹ nhàng. Hàng nhái, kém chất lượng thì có mùi như nước hoa, nồng gắt đôi khi gây khó chịu. 
    • Đốt: Ngoài việc ngửi trực tiếp thì ta có thể đốt mẫu gỗ trầm để ngửi hương thơm tỏa ra xem có dễ chịu và ít khói hay không. 
    • Nếm trầm: Đây là phương pháp dành cho những người có kinh nghiệm dùng vị để nếm và đánh giá thử tinh dầu có trong gỗ. 

    Kết

    Gỗ trầm hương với những giá trị khác nhau và cực kỳ quý hiếm, do đó, thị trường trầm hương trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ. Nhang Xanh hy vọng bài viết trên giúp Quý bạn đọc giải đáp được thắc mắc “có mấy loại trầm hương” và cách nhận biết đâu là gỗ trầm thật, tốt. 

    Có thể bạn quan tâm
    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Đám mây vũ tích ở Bình dương lại xuất hiện tại Nghệ An!

    Sapo: Ngày 31/8 vừa qua ở Bình Dương xuất hiện một đám mây lạ rất kỳ...
    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Cúng cô hồn thắp nhang gì?

    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm hàng...
    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là

    Ở Nhật Bản, chị Hằng không phải là "chị"

    Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về chị Hằng -...
    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    3 lý do khiến vua chúa luôn sử dụng nhang trầm hương

    Từ ngàn xưa, trầm hương đã được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có...
    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Bảng xếp hạng ngày nghỉ lễ: Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

    Ngày lễ 2-9 này, nhiều người được nghỉ liên tục 4 ngày và là một trong...
    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Một nén nhang (hương) trầm nguyên chất được làm ra như thế nào?

    Nén nhang (hương) từ lâu đã trở thành linh vật linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của...