HỖ TRỢ

Những việc rất cần làm khi dọn về bất kỳ ngôi nhà nào để ở

25/08/2020

Lễ nhập trạch dọn về nhà mới rất quan trọng, nhằm cúng quan Thần linh, Thổ địa – được dân gian quan niệm là những vị thần của mỗi ngôi nhà, nhằm phù hộ độ trì cho gia chủ mới – và gia tiên nhà mình. Có thể nôm na là việc này báo với chính quyền địa phương, với công an hộ khẩu nơi ở mới để được hưởng những nghĩa vụ, quyền lợi của công dân.

Xem nhanh

    Rất nhiều người có suy nghĩ là ở thuê trọ thì không cần cúng bái lễ nhập trạch dọn về nhà mới… Nhưng các nhà phong thủy nói không phải thế.

    Lễ nhập trạch dọn về nhà mới


    Theo các chuyên gia tâm linh, lễ nhập trạch (lễ dọn về nhà mới, có thể là nhà tự xây, hoặc nhà mới mua, nhà thuê ở…), cần làm một số việc trước khi dọn đồ đạc vào nhà.

    Lễ nhập trạch dọn về nhà mới rất quan trọng, nhằm cúng quan Thần linh, Thổ địa – được dân gian quan niệm là những vị thần của mỗi ngôi nhà, nhằm phù hộ độ trì cho gia chủ mới – và gia tiên nhà mình. Có thể nôm na là việc này báo với chính quyền địa phương, với công an hộ khẩu nơi ở mới để được hưởng những nghĩa vụ, quyền lợi của công dân.

     

    Cúng khai trương đầu năm cả năm làm ăn phát đạt | Đồ cúng Bình Dương

     

    Bài vị cúng thần linh, gia tiên phải do gia chủ tự tay cầm về nhà mới. Nếu nhà thờ Thần, Phật thì phải chuyển thần vị vào nhà trước, sau đó chuẩn bị lễ bái.

    Việc sắm lễ và thắp hương cần căn cứ theo tục lệ của từng địa phương, nhưng có một số việc tâm linh chính như lập ban thờ, bốc bát hương mới, bày mâm lễ… chờ đúng giờ đẹp thì bắt đầu cúng khấn nhập trạch.

     



    Lễ vật dọn về nhà mới tùy tâm, nhưng cần có: Trầu cau, hương, hoa (hồng đỏ, cúc vàng), vàng mã, trái cây mùa nào quả ấy, hương đèn, bánh kẹo và mâm lễ mặn (rượu, thịt, xôi, gà luộc, thịt vai luộc, bánh chưng, thuốc, chè…).

    Nếu có thầy phong thủy làm giúp thì tốt. Nếu gia chủ tự làm thì thắp hương hành lễ và đọc văn khấn lễ nhập trạch gồm 2 bài, 1 bài là Văn khấn Thần linh, và 1 bài là Văn khấn cáo yết gia tiên, xin phép về nhà mới, xin phù hộ cho gia chủ được sức khỏe bình an, may mắn, làm ăn nhiều tài lộc…

    Lễ nhập trạch xong thì hóa vàng. Sau đó tiến hành đưa đồ đạc vào nhà và ổn định ăn ở. Ngày mùng 1, ngày rằm thắp hương, thờ phụng cúng giỗ tổ tiên cầu an cầu phúc.

    Những vật nên mang vào nhà đầu tiên


    Bếp lửa và chiếu đang dùng cần mang vào nhà mới đầu tiên. Bếp lửa là bếp dầu, bếp than có lửa, chứ không nên mang bếp điện.

    Vào nhà mới, gia chủ nhất định phải đun một ấm nước sôi – có ý nghĩa giúp cho nguồn tài của gia đình được sôi động, dồi dào.

    Theo dân gian, thì vào nhà mới cần đậy nắp các bồn rửa bát, bồn tắm lại, rồi mở thật nhỏ vòi nước để nước chảy chậm và lâu – tượng trưng cho vạn sự như ý, được no đủ.

    Các phòng cần bật tất cả quạt thổi gió đi các hướng, nhưng không nên để gió thổi ra hướng cửa chính vì “phong sinh thủy khởi” (nghĩa là Gió đi khắp nơi để mọi vật sinh ra).

    Những thứ dọn vào nhà mới gia chủ phải đích thân đưa vào. Các thành viên vào nhà mới lần đầu tiên không được đi tay không, mà phải mang theo một thứ gì đó tốt đẹp (như quả cam – biểu tượng của sự thịnh vượng, Táo – biểu thượng của sự an toàn, Lê – biểu tượng của sự may mắn, Lựu – biểu tượng của những cơ hội và Đào – biểu tượng của sức khỏe dồi dào, hoặc đơn giản là mang gạo, muối, tiền bạc vào nhà…

    Lưu ý phong thủy khi dọn về nhà mới


    Tập tục dọn nhà tùy vùng mà có khác biệt, nhưng các cụ xưa lưu ý:

    – Dọn nhà nên vào sáng sớm, buổi trưa, và xong trước 15h (3 giờ chiều), trước khi mặt trời lặn. Tránh dọn vào ban đêm.

    – Thùng gạo đổ đầy khoảng 8 phần, bao lì xì đỏ đặt phía trên thùng gạo.

    – Mua một cặp chổi, xẻng hót rác mới (các cụ thường buộc một sợi vải đỏ). Kiêng mang chổi cũ từ nhà cũ về nhà mới (để tránh mang rắc rối đã quét về nhà mới).

    – Nước lấy khoảng 3 phần của thùng xách vào nhà.

    – Chén đũa mua mỗi người 1 bộ, số chẵn là tốt nhất, đặt vào thùng nước xách vào nhà.

    Khi dọn sang nhà mới phải đưa những thứ trên đặt vào nhà bếp, sau đó mới dọn những thứ khác vào. Có nơi còn mang theo một ít đất ở nơi cũ đi, để tránh tình trạng “thủy thổ không hòa hợp”. Dọn về nhà mới gắng vứt bỏ bớt đồ cũ, chỉ giữ lại những gì thật sự cần thiết tận dụng được.

    Các cụ xưa khi kê giường ngủ cũng chọn giờ đẹp, nếu chưa đến giờ đẹp thì nghiêng giường tựa vào tường, đúng giờ đẹp mới lắp đặt vào vị trí đã chọn, rồi nhờ người hợp bản mệnh ngồi lên giường trước.

    Ngoài ra, trước cửa nhà mới nếu dán câu đối đỏ sẽ thêm cát tường.

    *Bài viết có tính chất tham khảo cho những người quan tâm

    Nguồn http://giadinh.net.vn

     

    Có thể bạn quan tâm
    Khi thế giới biến động, ngành nghề nào đi lên?

    Khi thế giới biến động, ngành nghề nào đi lên?

    Với sự bất ổn kinh tế toàn cầu, nhu cầu về sự bình an nội tâm...
    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Nhang Trầm Hương Vân Mây: Sản phẩm mới cho người thưởng trầm

    Trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả, nhiều người tìm đến các sản phẩm nhang...
    Ngậm ngải tìm trầm: Từ đời sống đi vào thơ ca

    Ngậm ngải tìm trầm: Từ đời sống đi vào thơ ca

    Đã từng có một ca khúc từng được nhiều người xứ Quảng say mê vì tính...
    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Top 3 mẫu đế cắm nhang trầm phổ biến nhất hiện nay

    Thông thường khi nghĩ đến đến cắm trầm, chúng ta sẽ liên tưởng tới ngay hình ảnh bát...
    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Thưởng hương trầm, ngâm thơ Kiều Truyện

    Giữa 3254 câu thơ bay bổng, hương (nhang) trầm được Nguyễn Du ưu ái nhắc đến...
    Hành trình của trầm hương - từ rừng xanh đến không gian thiền tịnh

    Hành trình của trầm hương - từ rừng xanh đến không gian thiền tịnh

    Nếu như ngày xưa, trầm hương là một dạng sản vật quý hiếm của núi rừng thì ngày...