HỖ TRỢ

Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của đại lễ Phật Đản

26/04/2021

Cùng Nhang Xanh tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của đại lễ Phật Đản qua bài viết bên dưới.

Xem nhanh

    Đại lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai hệ phái Phật giáo Bắc Tông và Nam Tông. Trong dịp lễ, Phật tử thường ăn chay, không sát sinh, làm công hỏa, phóng sinh và làm các công việc thiện lành. Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (Âm Lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Cùng Nhang Xanh tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của đại lễ Phật Đản qua bài viết bên dưới.

    Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản

    Lễ Phật Đản là gì?

    Lễ Phật đản là một trong 3 ngày lễ trọng đại của Phật giáo, gồm có lễ Vu Lan, lễ Thành đạo và lễ Phật đản.

    le-phat-dan

    Nguồn gốc lễ Phật Đản

    Tương truyền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây Lịch, mùng 8/4 Âm Lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal. Từ đó, lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư tại các nước theo đạo Phật, mục đích là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

    Ý nghĩa lễ Phật đản

    Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

    le-phat-dan-ngay-may

    Lễ Phật Đản ngày mấy?

    Ngày Phật Đản còn là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật. Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư Âm Lịch hàng năm (15/4). Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (Âm Lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Ngày Lễ Phật đản 2021 rơi vào thứ tư ngày 26/5 dương lịch, tức ngày rằm tháng 4 năm Tân Sửu.

    Lễ phật Đản Vesak 2021

    Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này còn được gọi là Ngày Lễ Phật Đản Vesak chính là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn).

    Đại lễ Vesak, Phật tử thường có các hoạt động: dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết pháp, thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc thiện, tặng quà, cho những người yếu kém trong cộng đồng. Kỷ niệm Vesākha cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.

    Ở Sri Lanka, hai ngày được dành cho việc cử hành Vesākha, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ. Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một "hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát", của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của dân tộc. 

    Tại Ấn Độ, Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen Yeon Deung Hoe) rất lớn. Còn lại hầu hết các quốc gia châu Á đều có diễn hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm,...

    Nghi thức lễ Phật đản

    Cách trang trí lễ Phật Đản

    Hàng năm, vào tháng tư Âm Lịch, giới tăng ni phật tử và các chùa chiền bắt đầu rạo rực không khí chuẩn bị cho ngày Đại lễ Phật Đản. Quan trọng nhất trong những ngày Phật Đản chính là khu chánh điện thờ Phật và khuôn viên phật pháp trong chùa, cờ và đèn lồng là những vật dụng dùng để trang trí không thể thiếu.

    Nhà chùa hay quý tăng ni, phật tử thường trang trí ngày lễ bằng các mẫu lồng đèn như lồng đèn tre bọc lụa vẽ họa tiết hoa sen, bảy chiếc đèn lồng hoa sen treo thành một dãy thắp sáng tượng trưng cho bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc Đức Phật. Bên cạnh đó, tại vườn chùa và các khoản sân rộng, đèn lồng treo nhiều màu sắc thể hiện màu của lá cờ Phật rất ý nghĩa, điều này tạo cho không gian hướng đến ngày đại lễ Phật đản.

    Chương trình đại lễ Phật đản

    Đại lễ Phật đản ở Việt Nam theo truyền thống lâu đời luôn được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Sau khi đất nước thống nhất, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam được thành lập từ năm 1981 đến nay, hàng năm Đại lễ Phật đản được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng 4 âm lịch, với lễ đài tổ chức Đại lễ trang trọng để dâng hương tưởng nhớ, tôn kính Đức Phật. Lễ tắm Phật Thích Ca sơ sinh với sự cầu mong cho thân thể và tâm hồn trong sạch khi được dòng nước thơm và trong lành gột rửa. Lễ tắm Phật với sự tham dự của các sư, tăng, ni, phật tử. 

    Ngoài các nghi lễ trên Giáo hội Phật giáo, tại các tỉnh, thành phố còn tổ chức xe hoa diễu hành trên các đường phố, các chùa làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông, hồ, tổ chức văn nghệ, trang trí đèn lồng và cờ Phật giáo ở các chùa, thuyết giảng Phật pháp,… để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày vị Đức Phật ra đời, Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.

    Cắm hoa lễ Phật đản

    Đại lễ Phật đản không thể thiếu đi phần cắm hoa dâng Phật, một hoạt động không kém phần quan trọng trong nghi thức cúng Lễ Phật. Nhiều năm trở lại đây, vào mùa Phật Đản Sanh, tại các chùa thường tổ chức Cuộc Thi Cắm Hoa Mừng Đại Lễ Phật Đản. Cuộc thi cắm hoa luôn thu hút được nhiều tác phẩm tham gia của những tác giả là quý Tăng, Ni, quý bạn Phật tử đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước và thậm chí là cả các nước hải ngoại xa xôi. 

    Những bông hoa tươi mới, xinh đẹp và rực rỡ nhất được những bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của các Tăng, Ni và Phật Tử cùng tấm lòng thơm thảo và tôn kính Phật đã tạo nên những tác phẩm hoa tuyệt đẹp dâng lên Phật mỗi mùa Phật Đản Sanh. 

    Một số hình ảnh Lễ phật đản

    Lễ Phật đản Chùa Tam Chúc

    Trong nghi lễ Phật Đản hằng năm, tắm Phật được xem là nghi thức quan trọng không thể thiếu vắng. Nghi thức tắm Phật bắt nguồn khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa, được duy trì cho đến hiện tại trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo. Tắm Phật thể hiện lòng tôn kính, hân hoan với sự xuất hiện của Đấng Giác Ngộ hơn 2600 năm qua. Và nếu quan tâm đến lễ Tắm Phật, chắc chắn tín đồ Phật Giáo nên tham gia Lễ Phật đản Chùa Tam Chúc ít nhất một lần trong đời. 

    Toàn cảnh chùa Tam Chúc mừng Đại Lễ Phật Đản

    Hai bên đường đến chùa Tam Chúc đều được trang trí cờ cho đại Đại lễ Phật Đản

    Đèn lồng và hoa được trang trí khắp chùa Tam Chúc

    Tiết mục biểu diễn đàn nhạc trên sông tại buổi lễ Phật Đản ở chùa Tam Chúc

    Nghi thức trong buổi lễ Phật Đản tại chùa Tam Chúc

    Kết thúc buổi Lễ Phật Đản bằng tiết mục thả bóng bay

    Lễ Phật đản Chùa Hoằng Pháp

    unnamed-(16) unnamed-(15) unnamed-(17) unnamed-(18) unnamed-(22) unnamed-(20) unnamed-(21)

    Lời kết

    Đại lễ Phật đản là một hoạt động đặc biệt và quan trọng đối với đạo Phật, trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật…. Thông qua các hoạt động này là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, theo đúng phương châm của đạo Phật “sống tốt đời, đẹp đạo”.

    Có thể bạn quan tâm
    Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

    Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm

    Hướng dẫn dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm tranh hao tài tổn lộc.
    Những hoạt động ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ liệu bạn đã biết?

    Những hoạt động ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ liệu bạn đã biết?

    Cứ mỗi tháng 5 âm lịch, người người nhà nhà lại nô nức tổ chức Tết...
    Đại lễ Phật Đản Sanh và những việc nên làm

    Đại lễ Phật Đản Sanh và những việc nên làm

    Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật. Dưới đây...
    12 con giáp được Đức Phật nào bảo hộ?

    12 con giáp được Đức Phật nào bảo hộ?

    Tương truyền, có 8 vị Phật bản mệnh bảo hộ cho mỗi con giáp, giúp cho con giáp...
    Không chỉ là phong tục, xông trầm hương còn ẩn chứa niềm tin về phong thủy, tâm linh

    Không chỉ là phong tục, xông trầm hương còn ẩn chứa niềm tin về phong thủy, tâm linh

    Xông trầm không chỉ là phong tục mà còn ẩn chứa niềm tin về phong thủy, tâm linh.
    Những lưu ý khi thắp hương

    Những lưu ý khi thắp hương

    Thắp hương cúng bái chớ phạm những điều sau kẻo xui xẻo, vận đen đuổi, gia tiên quở...